Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu việc các cơ quan, đơnv vị triển khai các nhiệm vụ và giải pháp trong Kế hoạch cần gắn với việc cơ cấu lại ngành Nông nghiệp. Coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, nhiệm vụ trọng tâm của các đơn vị và phải được triển khai thường xuyên, liên tục, đồng bộ các nội dung. Kịp thời lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch này vào các chương trình, Đề án, Kế hoạch đã được phê duyệt trên địa bàn tỉnh và các nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị, nhằm đảm bảo các mục tiêu đề ra.
Mục tiêu của Kế hoạch đến năm 2030, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong đó, giữ ổn định diện tích gieo trồng các nhóm cây trồng chủ lực hàng năm: Cây lúa từ 33-35 ngàn ha, cây ngô 38-40 ngàn ha, cây ăn quả trên 16 ngàn ha; cây rau 11-12 ngàn ha. Duy trì tốc độ phát triển đàn: Trâu 0,5%/năm, bò 2,3%/năm, lợn 3%/năm, gia cầm 3,5%/năm, dê 3,5%/năm; Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đến năm 2030 đạt: Thịt Trâu đạt 4.500 tấn; thịt bò đạt 12.518 tấn; thịt lợn: 90.000 tấn; thịt dê: 500 tấn; Thịt gia cầm: 35.100 tấn; Sản lượng trứng, sữa đến năm 2030 đạt 150 triệu quả trứng, 550 tấn sữa. Diện tích nuôi ao hồ nhỏ, nuôi hồ chứa thuỷ lợi đạt 3.000 ha, 7.000 lồng, bè nuôi cá thể tích 490.000 m3. Sản lượng nuôi trồng và khai thác đạt 16.000 tấn/năm. Trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 14.000 tấn, sản lượng khai thác đạt 2.000 tấn. Phấn đấu đưa 70% doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác được chứng nhận sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất, chế biến tốt VietGAP, ISO... hoặc tương đương; 100 % trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản quy mô lớn, quy mô vừa đảm bảo an toàn dịch bệnh; 100% cơ sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; 100% cơ sở nhỏ lẻ tại các xã về đích nông thôn mới được ký cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm; 100% cơ sở sản xuất nông sản được cấp mã số vùng trồngvà cơ sở đóng gói...
Để thực hiện hiệu quả mục tiêu trên, Sở xác định cụ thể nhiệm vụ. Trong đó, công tác đảm bảo an ninh lương thực gồm 5 nhiệm vụ chính: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và tuyên truyền, tập huấn thực hiện chính sách, pháp luật về an ninh lương thực; thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp; phát triển cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; phát triển hệ thống thông tin an ninh Công tác an toàn thực phẩm, gồm 5 nhiệm vụ: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm; nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm và thực thi pháp luật; phát triển thị trường nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn; tăng cường nguồn lực.
Các đơn vị căn cứ vào nội dung của Kế hoạch và căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng cụ thể các nội dung để triển khai thực hiện, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, giải quyết./.