Theo đó, Quy định này áp dụng đối với Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo, thành viên Ban Chỉ đạo, Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo, đoạn kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo, cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo.
Nguyên tắc kiểm tra, giám sát trên cơ sở tuân thủ Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Đảng về kiểm tra, giám sát, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Chủ động, kịp thời, công khai, dân chủ, khách quan, công tâm, thận trọng, chặt chẽ, chính xác, nghiêm minh; tôn trọng, không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng kiểm tra, giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Chủ thể kiểm tra là Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo, thành viên Ban Chỉ đạo, Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo.
Đối tượng kiểm tra, giám sát là cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm: Việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án tham nhũng, tiêu cực, trước hết là các cụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Việc giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo về tham nhũng, tiêu cực và xử lý thông tin về vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực do các tổ chức, cá nhân phát hiện, phản ánh, kiến nghị, Các nội dung khác liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Kiểm tra, giám sát theo chỉ đọa của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chông tham nhũng, tiêu cực và theo yêu cầu của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Đoàn kiểm tra thực hiện các nội dung theo hình thức kiểm tra, giám sát thường xuyên, giám sát chuyên đề, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất./.