DetailController

Thời sự trong ngày

Quy hoạch chăn nuôi gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới

13/07/2022 00:00
Thời gian qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã rà soát bổ sung quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp, quy hoạch chăn nuôi gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Quy hoạch tổng thể vùng và khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hoà Bình. Hiện nay, cơ bản các địa phương trong tỉnh đã tổ chức thực hiện phát triển chăn nuôi đúng theo quy hoạch, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp, phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá tập trung, nâng cao năng suất chất lượng, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tổ chức thực hiện phát triển chăn nuôi đúng theo quy hoạch, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới

Trong 5 năm qua, đã tiến hành điều tra, thu thập thông tin các cơ sở/hộ nuôi trâu, bò đực giống tại 05 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Tổng số trâu, bò tổ chức đánh giá, chọn lọc 481 con. Tổng số trâu, bò đạt tiêu chuẩn đeo thẻ tai 268 con, chiếm tỷ lệ 55,71%; số con không đạt 213 con, chiếm tỷ lệ 44,28%. Giống lợn được kiểm soát tương đối tốt, đảm bảo về phẩm chất và chất lượng giống, sử dụng lợn đực giống Landratce, Ducroc, Pi-Du và Yorshire… khai thác để thụ tinh nhân tạo và sử dụng lợn đực giống lai F1 để phối giống trực tiếp. Tiến hành điều tra, thu thập thông tin các cơ sở/hộ nuôi lợn đực giống, tổng số lợn đực giống có 1.001 con đã được đánh giá chất lượng và đeo thẻ tai để quản lý. Đánh giá chất lượng đàn lợn đực giống khai thác để thụ tinh nhân tạo, kiểm tra 160 con lợn đực giống/16 hộ (cơ sở), có 150 con đạt tiêu chuẩn chiếm 93,8%, 10 con không đạt chiếm 6,2%. Hằng năm đã tiến hành kiểm tra các cơ sở ấp nở trứng gia cầm, sản xuất và cung ướng giống. Chất lượng con giống đảm bảo, các cơ sở sản xuất cung ứng giống có công bố tiêu chuẩn chất lượng giống.

Bên cạnh đó, tiến hành kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi, lấy được 35 mẫu thức ăn và 160 mẫu nước tiểu lợn tại các cơ sở chăn nuôi; tất cả các mẫu kiểm tra đều âm tính với chất cấm. Kiểm tra, đánh giá được 04 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Thông tư 45/2016/TT-BNNPTNT, kết quả 04/04 cơ sở xếp loại A. Kiểm tra đánh giá theo Thông tin 38/2018/TT-BNNPTNT đối với 04 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi và 30 cửa hàng kinh doanh, kiểm tra 04 cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện về sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật; 30 cửa hàng, đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định. Tiến hành thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi cho 04 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trên địa bàn tỉnh có 01 cơ sở giết mổ lợn tại thành phố Hoà Bình với công suất 150 - 200 lợn/ngày đêm; 496 hộ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ; có một số cơ sở làm giò, chả, nem chua… chưa có cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi quy mô lớn. Hỗ trợ triển khai xây dựng 02 cơ sở giết mổ và hỗ trợ 02 tủ lạnh âm sâu cho 02 địa điểm lò giết mổ huyện Đà Bắc; tổ chức cho 100 người đi thăm quan học tập kinh nghiệm tại cơ sở giết mổ huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Bân cạnh đó, tỉnh đang chuyển dần chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ sang chăn nuôi quy mô lớn, vừa và nhỏ, tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi khép kín, đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Tỷ trọng chăn nuôi trong trang trại năm 2016 khoảng 7,64% số đầu con và 11,17% sản lượng; đến năm 2021 tăng lên 20% số đầu con và 25% về số lượng. Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị được hình thành và hoạt động có hiệu quả, tính đến thàng 4/2022 đã thành lập được 60 hợp tác xã chăn nuôi, có 28 hợp tác xã liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi. Việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm vật nuôi có lợi thế của được phương được quan tâm triển khai thực hiện, cấp giấy chưng nhận nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm “Gà Lạc Sơn”, “Gà Lạc Thuỷ”, “Lợn Bản địa Đà Bắc”, “Dê Lạc Thuỷ”, “Dê núi Lương Sơn” có truy xuất nguồn gốc./.