Tại phiên thảo luận, ĐBQH Nguyễn Tiến Sinh phát biểu:
Thứ nhất, đối với Dự án Luật Dược (sửa đổi)
Tôi cơ bản đồng tình với các quy định trong Dự thảo Luật. Tuy nhiên, tôi đề nghị Ban Soạn thảo cần nghiên cứu, cân nhắc kỹ các quy định trong Dự thảo Luật vì nó ảnh hưởng đến nhiều đối tượng trong xã hội, cần quy định như thế nào để đảm bảo lợi ích của người dân. Tôi thấy, dự thảo Luật Dược chưa đáp ứng được yêu cầu, theo tôi Dự thảo Luật cần có những quy định thắt chặt việc quản lý, lập lại kỷ cương.
Hiện nay, vấn đề đấu thầu thuốc là vấn đề nhức nhối, tôi đề nghị dự thảo Luật cần có các quy định cụ thể theo hướng:
- Tăng cường cơ chế để nang cao việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, hiện nay, việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh còn bị bỏ ngỏ khâu kiểm soát;
- Về giá thuốc chữa bệnh, tôi đề nghị cần đưa vào mục Nhà nước quản lý, mà trực tiếp là Bộ Y tế, không để các công ty dược định giá thuốc;
- Vấn đề quản lý thị trường kinh doanh thuốc cũng là vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt là quảng cáo thuốc chữa bệnh, hiện nay, có những quảng cáo lừa đảo người tiêu dùng, quảng cáo không đúng sự thật, quảng cáo thực phẩm chức năng có tính năng tác dụng như thuốc chữa bệnh.
- Cần có quy định chặt chẽ các điều kiện cấp phép kinh doanh, được mở hiệu thuốc vì hiện nay, có nhiều trường hợp cho thuê Bằng dược để mở hiệu thuốc mà người bán thuốc không có chuyên môn về dược học.
Thứ hai, về Dự án Luật về hội
Tôi thấy Dự thảo Luật về hội chưa trả lời được câu hỏi “Ban hành Luật về hội để giải quyết mục đích gì?”.
- Hiện nay, các hội mọc lên như nấm sau mưa, tạo nên sự phức tạp cho xã hội, có thể xâm hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc. Chúng ta cho ra đời Luật về hội để quản lý việc xâm hại lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc chứ không cần quan tâm đến hội có bao nhiêu người?, điều lệ hội như thế nào?. Vì Hiến pháp quy định về quyền công dân, công dân có quyền làm những việc mà pháp luật không cấm và Nhà nước được làm những việc mà không trái với quy định của pháp luật. Tôi thấy rằng, Dự thảo luật chưa đáp ứng được yêu cầu này. Tôi đề nghị cần thiết kế một cách hợp lý các quy định trong Dự thảo Luật.
- Theo Dự thảo Luật các đoàn thể của MTTQ và các tổ chức xã hội, hội nước ngoài…không được điều chỉnh thì Luật điều chỉnh tổ chức nào?. Tôi đề nghị, dự thảo Luật cần có quy định theo hướng:
1. Phạm vi điều chỉnh cần có các tổ chức hội do Nhà nước thành lập và được Nhà nước bao cấp kinh phí hoạt;
2. Bỏ Chương III, Chương IV, Chương V, Chương VI mà thay vào đó chỉ cần có các quy định về quản lý Nhà nước đối với hội, còn lại để Điều lệ hội điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, bổ sung các quy định về chế tài xử lý các hành vi vi phạm, quy định cụ thể các hành vi bị cấm và chế tài xử lý khi vi phạm các hành vi đó./.
Cũng tại phiên thảo luận, ĐBQH Nguyễn Thanh Hải phát biểu:
Thứ nhất, đối với Dự án Luật Dược (sửa đổi)
Tôi cho rằng, việc sửa đổi Luật Dược lần này kỳ vọng là cơ hội để phát triển sản xuất thuốc trong nước. Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng thuốc và giá thuốc mà tôi kỳ vọng lại không thấy được đề cập và quy định rõ trong Dự thảo Luật. Tôi đề nghị vấn đề này cần được cân nhắc và quy định cụ thể trong Dự thảo Luật.
Về phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật thì thuốc y học cổ truyền, thuốc gia truyền có nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật này hay không? Trên thực tế, hiện nay một số thuốc gia truyền ví dụ như thuốc đau răng..v.v không được lưu giữ. Do vậy, tôi đề nghị trong Luật Dược cần có quy định để khuyến khích phát triển và lưu giữ các loại thuốc gia truyền có công hiệu tốt.
Vấn đề quảng cáo các thực phẩm chức năng cần được quy định trong Luật Dược. Hiện nay, vấn đề quảng cáo quá mức các thực phẩm chức năng là hiện tượng phổ biến. Các thực phẩm chức năng có tính năng gần giống thuốc chữa bệnh có được coi là thuốc chữa bệnh hay không? Vấn đề này, tôi đề nghị cần quy định cụ thể trong Luật Dược.
Thứ hai, về Dự án Luật về hội
Tôi rất băn khoăn với quy định về đối tượng áp dụng tại Điều 2 của Dự thảo Luật. Theo tôi, cần quy định rõ ràng, chỉ cần quy định các đối tượng áp dụng tại khổ 1 Khoản 1 là đủ, không cần có đoạn “Hội quy định ở khoản này bao gồm cả hội là thành viên của MTTQVN, trừ các tổ chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này”. Do đó, tôi đề nghị bỏ Khổ 2 Khoản 1 Điều 2 trong Dự thảo Luật.
Nguyên tắc hoạt động của các hội hầu như là tự nguyện, quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 2 “Hội do công nhân Việt Nam thành lập nhằm mục đích gặp gỡ, giao lưu không phải đăng ký theo quy định của Luật này” quy định như vậy, thì hội nào là nằm trong quy định của Luật này. Tôi đề nghị cần cân nhắc quy định cụ thể.
Hiện nay trên thực tế tồn tại rất nhiều hội, thậm chí có cả hội ảo giao dịch thông tin trên mạng và hẹn đến một điểm nào đó để gặp gỡ, như vậy các hội này thì quy định như thế nào? Vấn đề này, tôi đề nghị cần được quy định rõ ràng.
Tôi đồng ý với các ý kiến phát biểu trước tôi về cơ cấu tổ chức, trong Dự thảo Luật quy định cơ cấu tổ chức mà là Đại hội thì rất trìu tượng, khó hiểu. Tôi đề nghị cần được giải thích và quy định rõ ràng./.
Cũng tại phiên thảo luận, ĐBQH Nguyễn Thanh Hải phát biểu:
Thứ nhất, đối với Dự án Luật Dược (sửa đổi)
Tôi cho rằng, việc sửa đổi Luật Dược lần này kỳ vọng là cơ hội để phát triển sản xuất thuốc trong nước. Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng thuốc và giá thuốc mà tôi kỳ vọng lại không thấy được đề cập và quy định rõ trong Dự thảo Luật. Tôi đề nghị vấn đề này cần được cân nhắc và quy định cụ thể trong Dự thảo Luật.
Về phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật thì thuốc y học cổ truyền, thuốc gia truyền có nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật này hay không? Trên thực tế, hiện nay một số thuốc gia truyền ví dụ như thuốc đau răng..v.v không được lưu giữ. Do vậy, tôi đề nghị trong Luật Dược cần có quy định để khuyến khích phát triển và lưu giữ các loại thuốc gia truyền có công hiệu tốt.
Vấn đề quảng cáo các thực phẩm chức năng cần được quy định trong Luật Dược. Hiện nay, vấn đề quảng cáo quá mức các thực phẩm chức năng là hiện tượng phổ biến. Các thực phẩm chức năng có tính năng gần giống thuốc chữa bệnh có được coi là thuốc chữa bệnh hay không? Vấn đề này, tôi đề nghị cần quy định cụ thể trong Luật Dược.
Thứ hai, về Dự án Luật về hội
Tôi rất băn khoăn với quy định về đối tượng áp dụng tại Điều 2 của Dự thảo Luật. Theo tôi, cần quy định rõ ràng, chỉ cần quy định các đối tượng áp dụng tại khổ 1 Khoản 1 là đủ, không cần có đoạn “Hội quy định ở khoản này bao gồm cả hội là thành viên của MTTQVN, trừ các tổ chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này”. Do đó, tôi đề nghị bỏ Khổ 2 Khoản 1 Điều 2 trong Dự thảo Luật.
Nguyên tắc hoạt động của các hội hầu như là tự nguyện, quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 2 “Hội do công nhân Việt Nam thành lập nhằm mục đích gặp gỡ, giao lưu không phải đăng ký theo quy định của Luật này” quy định như vậy, thì hội nào là nằm trong quy định của Luật này. Tôi đề nghị cần cân nhắc quy định cụ thể.
Hiện nay trên thực tế tồn tại rất nhiều hội, thậm chí có cả hội ảo giao dịch thông tin trên mạng và hẹn đến một điểm nào đó để gặp gỡ, như vậy các hội này thì quy định như thế nào? Vấn đề này, tôi đề nghị cần được quy định rõ ràng.
Tôi đồng ý với các ý kiến phát biểu trước tôi về cơ cấu tổ chức, trong Dự thảo Luật quy định cơ cấu tổ chức mà là Đại hội thì rất trìu tượng, khó hiểu. Tôi đề nghị cần được giải thích và quy định rõ ràng.
Cũng tại phiên thảo luận, ĐBQH Nguyễn Thanh Hải phát biểu:
Thứ nhất, đối với Dự án Luật Dược (sửa đổi)
Tôi cho rằng, việc sửa đổi Luật Dược lần này kỳ vọng là cơ hội để phát triển sản xuất thuốc trong nước. Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng thuốc và giá thuốc mà tôi kỳ vọng lại không thấy được đề cập và quy định rõ trong Dự thảo Luật. Tôi đề nghị vấn đề này cần được cân nhắc và quy định cụ thể trong Dự thảo Luật.
Về phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật thì thuốc y học cổ truyền, thuốc gia truyền có nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật này hay không? Trên thực tế, hiện nay một số thuốc gia truyền ví dụ như thuốc đau răng..v.v không được lưu giữ. Do vậy, tôi đề nghị trong Luật Dược cần có quy định để khuyến khích phát triển và lưu giữ các loại thuốc gia truyền có công hiệu tốt.
Vấn đề quảng cáo các thực phẩm chức năng cần được quy định trong Luật Dược. Hiện nay, vấn đề quảng cáo quá mức các thực phẩm chức năng là hiện tượng phổ biến. Các thực phẩm chức năng có tính năng gần giống thuốc chữa bệnh có được coi là thuốc chữa bệnh hay không? Vấn đề này, tôi đề nghị cần quy định cụ thể trong Luật Dược.
Thứ hai, về Dự án Luật về hội
Tôi rất băn khoăn với quy định về đối tượng áp dụng tại Điều 2 của Dự thảo Luật. Theo tôi, cần quy định rõ ràng, chỉ cần quy định các đối tượng áp dụng tại khổ 1 Khoản 1 là đủ, không cần có đoạn “Hội quy định ở khoản này bao gồm cả hội là thành viên của MTTQVN, trừ các tổ chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này”. Do đó, tôi đề nghị bỏ Khổ 2 Khoản 1 Điều 2 trong Dự thảo Luật.
Nguyên tắc hoạt động của các hội hầu như là tự nguyện, quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 2 “Hội do công nhân Việt Nam thành lập nhằm mục đích gặp gỡ, giao lưu không phải đăng ký theo quy định của Luật này” quy định như vậy, thì hội nào là nằm trong quy định của Luật này. Tôi đề nghị cần cân nhắc quy định cụ thể.
Hiện nay trên thực tế tồn tại rất nhiều hội, thậm chí có cả hội ảo giao dịch thông tin trên mạng và hẹn đến một điểm nào đó để gặp gỡ, như vậy các hội này thì quy định như thế nào? Vấn đề này, tôi đề nghị cần được quy định rõ ràng.
Tôi đồng ý với các ý kiến phát biểu trước tôi về cơ cấu tổ chức, trong Dự thảo Luật quy định cơ cấu tổ chức mà là Đại hội thì rất trìu tượng, khó hiểu. Tôi đề nghị cần được giải thích và quy định rõ ràng./.
Phan Nga (ĐBQH & HĐND tỉnh)