DetailController

Đoàn đại biểu quốc hội

Quốc hội thảo luận tại tổ

29/05/2014 00:00
Sáng ngày 28/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về 02 dự án Luật gồm: Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh và Luật doanh nghiệp (sửa đổi).
đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại họi trường

 Đối với Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cho rằng: Luật này về bản chất là luật về đầu tư công, về tên gọi đề nghị lấy tên theo Nghị quyết của Quốc hội. Dự thảo luật cần làm rõ dự án đầu tư công chuyển sang cho doanh nghiệp.

Đối với danh mục đầu tư, tôi băn khoăn việc giao cho Chính phủ quy định (dự thảo quy định chưa rõ ràng, còn chung chung). Đề nghị quy định cụ thể vào Luật. Về trách nhiệm, quyền hạn của người đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước, chưa quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, chưa có biện pháp chế tài, Luật cần quy định chặt chẽ vấn đề này. Vấn đề đặt ra là hậu của Luật này như thế nào? Đề nghị tổ chức tại Công ty quản lý, kinh doanh vốn nhà nước.

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình cơ bản đồng tình với những quy định của dự thảo. Tuy nhiên, đại biểu còn băn khoăn về thẩm quyền quyết định tăng vốn (bổ sung vốn do Thủ tướng quyết định), chưa thấy vai trò của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong việc bổ sung vốn cho doanh nghiệp (vốn nhà nước). Cần rà soát lại thẩm quyền của người đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp (vừa qua đã giao thẩm quyền quá rộng cho Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước), doanh nghiệp xã hội và doanh nghiệp công ích, tránh chồng chéo. Về đăng ký thành lập doanh nghiệp, Chương II, cần tăng cường tốt hơn nữa công tác hậu kiểm, phát hiện doanh nghiệp lừa đảo, xây dựng chế tài xử lý ngay trong Luật.

Về Luật doanh nghiệp (sửa đổi): Các ý kiến đều nhất trí với sự cần thiết phải sửa đổi Luật doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình phát triển hiện nay; tạo cơ sở pháp lý cho việc tiến hành quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; tạo điều kiện và động lực mới cho sự phát triển của doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập kinh tế, quốc tế ngày càng sâu rộng. Phát biểu đóng góp vào dự án Luật, đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình thể hiện sự đồng tình với nhiều nội dung của Dự thảo luật, phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tình hình thực tế hiện nay. Về kinh doanh có điều kiện, dư luận cho rằng nên quy định chặt chẽ, cụ thể để hạn chế cá doanh nghiệp hoạt động thiếu lành mạnh, đồng thời bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Việc rà soát, bổ sung hàng năm của Chính phủ là chưa hợp lý, gây khó khăn thiệt hại cho các doanh nghiệp. Đề nghị dự thảo Luật cần quy định cụ thể theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.

Về doanh nghiệp nhà nước, phải có quy định về doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, không nhất thiết quy định thành chương riêng. Đề nghị nên bổ sung vào loại hình doanh nghiệp thích hợp. Chỉ cần tập trung quy định rõ về vai trò chi phối về vốn của chủ sở hữu vốn nhà nước. Đề nghị dự thảo Luật cần quy định rõ về đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, để xác định rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân.

Về chương III: Chưa có cơ chế xử lý rủi ro và xác định trách nhiệm, xử lý trách nhiệm đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Về nguyên tắc phân phối lợi nhuận, đề nghị quy định rõ 50% lợi nhuận sau thuế phait nộp vào ngân sách nhà nước, tránh việc áp dụng tùy tiện.