DetailController

Tin từ các đơn vị

Phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh

01/10/2024 15:17
Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng Trung Du và Miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 4.590,03 km², dân số toàn tỉnh trên 90 vạn người, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 74% dân số của tỉnh. Có 09 huyện và 01 thành phố, 151 xã, phường, thị trấn (145 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ), 1.482 thôn, xóm, tổ dân phố (506 thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Uỷ ban Dân tộc).

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hoà Bình được tổ chức quan triêt, triển khai nghiêm túc và đạt được nhiều kết quả. Các sở, ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện đã phối hợp chặt chẽ tham mưu cho UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các Nghị quyết, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các Quyết định, kế hoạch và văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đặc biệt là việc phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch số 199/KH-UBND ngày 07/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hoà Bình về lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tiếp tục triển khai các chương trình, dự án, chính sách đã và đang còn hiệu lực có tác động, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo đảm quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh nhà, góp phần vào việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. 

Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh và các đơn vị, cơ quan chuyên môn phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thường xuyên nắm bắt tình hình, nắm chắc tâm tư nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện để công tác dân tộc và triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh đúng pháp luật; lắng nghe, tiếp thu, phát hiện và giải quyết kịp thời những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo ra không khí cởi mở, dân chủ, đoàn kết giữa đồng bào dân tộc thiểu số và cộng đồng dân cư.  Từ các nguồn lực được lồng ghép để đầu tư, hỗ trợ cho các lĩnh vực an sinh xã hội, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh; các dự án, chính sách, Chương trình được thực hiện đồng bộ đã tạo được sự hỗ trợ đa dạng, tích cực, có tác động tổng hợp đa chiều đến đời sống Nhân dân trên địa bàn. Cấp uỷ, chính quyền các cấp phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện, xã luôn quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo sát sao, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình, chính sách trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương đảm bảo thuận lợi, phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh thực hiện xây dựng các giải pháp, bố trí và huy động nguồn lực, tạo cơ chế ưu tiên vốn đầu tư cho các địa bàn còn khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các chương trình, chính sách đã huy động sức mạnh và sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, các cá nhân và Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả từ các chương trình, dự án, chính sách đầu tư, hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã phát huy trong công tác xoá đói giảm nghèo, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào được nâng cao, tư duy sản xuất thay đổi, người dân phát triển kinh tế được tham gia vào trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và kiểm tra, giám sát cũng như quản lý và sử dụng những kết quả từ nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ. Từ đó, đã góp phần tỷ lệ hộ toàn tỉnh nghèo giảm từ 15,49% năm 2021 xuống còn 12,29% vào năm 2022 và giảm xuống còn 9,20% vào năm 2023, giảm bình quân mỗi năm là 3,14%, trong đó giai đoạn 2021-2023 tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giảm bình quân 2,93%/năm, tỷ lệ hộ nghèo các xã đăc biệt kho khăn giảm bình quân 6,39%/năm. Đến hết năm 2023 toàn tỉnh có thêm 24 xã về đích nông thôn mới, nâng tổng số xã hoàn thành nông thôn mới trên địa bàn tỉnh là 80/129 xã, đạt khoảng 62% tổng số xã; số tiêu chí nông thôn mới trung bình trên một xã đạt 16,2 tiêu chí. Trong giai đoạn 2021-2023 đã có 14 xã khu vực III thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn đồng thời hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị chung của tỉnh. 

Thời gian tới, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kết luận số 955-KL/TU ngày 22/11/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Tăng cường các giải pháp tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo rà soát nhu cầu hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc đối tượng thụ hưởng của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, chính sách trên địa bàn tỉnh của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, đặc biệt là các xã phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn xác định rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ công tác dân tộc cần quán triệt, triển khai các văn bản phải đầy đủ, kịp thời; chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, phù hợp và tổ chức thực hiện có chất lượng, đảm bảo tiến độ. Tăng cường công tác hướng dẫn cơ sở thực hiện gắn với kiểm tra, đôn đốc và có những giải pháp tháo gỡ, điều chỉnh kịp thời; định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các mô hình, điển hình, hiệu quả.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và các Nghị quyết của tỉnh về thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, chính sách được Đảng, Nhà nước đã ban hành để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới từ đó góp phần thực hiện có hiệu các mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khoá XVII đã đề ra. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để tổ chức triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động theo hướng đổi mới về hình thức, cách thức, phương thức tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, chính sách để nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân về ý thức tự giác, chủ động tham gia thực hiện và giám sát quá trình tổ chức thực hiện. Kịp thời khích lệ, động viên tinh thần; đề cao giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống của các dân tộc, tạo đồng thuận cao và củng cố niềm tin của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với Đảng, Nhà nước. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, chính sách khác được đầu tư, hỗ trợ trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc cần phải mềm dẻo, khôn khéo, bình tĩnh, cẩn trọng nhưng phải cương quyết. Xử lý nghiêm minh các đối tượng lợi dụng, kích động gây mất an ninh chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc./.