DetailController

Nông, Lâm, Ngư Nghiệp

Phấn đấu năm 2025 diện tích gieo trồng toàn tỉnh trên 62.000 ha

27/06/2024 16:30
6 tháng đầu năm 2024, công tác chỉ đạo sản xuất được triển khai đồng bộ, chặt chẽ theo định hướng cơ cấu lại ngành trồng trọt, chuyển đổi diện tích sản xuất các loại cây trồng kém hiệu quả, năng suất thấp, chất lượng kém sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu của thị trường, đẩy mạnh thu hút đầu tư, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và tăng cường quản lý chất lượng giống, vật tư đầu vào nông nghiệp. Chủ động phòng, chống dịch bệnh trên các loại cây trồng.

Tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh đến nay 65.488,9 ha/62.000 ha, tăng 5,63 % so với kế hoạch, trong đó cây lương thực có hạt 35.835 ha/35.427 ha tăng 1,15% so với kế hoạch. Cây lúa diện tích gieo cấy 16.479 ha/15.927 ha tăng 3,46% so với kế hoạch, diện tích đã thu hoạch 16.479 ha, bằng 100 % tổng diện tích gieo cấy, năng suất ước đạt 61,2 tạ/ha, sản lượng ước đạt 100.851,48 tấn, hiện nay các địa đang tranh thủ điều kiện thời tiết tập trung làm đất đến và gieo cấy vụ mùa - hè thu. Cây ngô 19.356 ha/19.500 ha bằng 99,26% so với kế hoạch (cây ngô đông 4.100 ha, diện tích đã thu hoạch 4.100 ha, năng suất đạt 40,15 tạ/ha, sản lượng đạt 16.466,2 tấn). Cây có củ chất bột đã trồng là 11.817,5 ha/12.129 ha bằng 97,43% so với kế hoạch. Cây khoai lang 3.369,5 ha/2.356 ha, tăng 43,02 % so với kế hoạch (khoai lang vụ đông 830 ha, diện tích đã thu hoạch 830 ha, năng suất đạt 55,7 tạ/ha, sản lượng ước đạt 4.623,1 tấn). Cây khoai sọ 580 ha/580 ha, đạt 100% so với kế hoạch. Cây dong diềng 1.109 ha/1.220 ha, đạt 90,9 % so với kế hoạch. Cây sắn 6.694 ha/7.893 ha, đạt 84,8 % so với kế hoạch. Cây khoai tây 65 ha, diện tích đã thu hoạch 65 ha, năng suất đạt 100 tạ/ha, sản lượng ước đạt 650 tấn (vụ đông).

Cây công nghiệp ngắn ngày 2.855,5 ha/2.678 ha tăng 6,63% so với kế hoạch. Cây lạc trồng 2.651,8 ha/2.421ha, tăng 9,53 % so với kế hoạch. Cây vừng 63 ha/65 ha bằng 96,92% so với kế hoạch. Cây đậu tương 45 ha/94 ha đạt 47,87 % so với kế hoạch. Cây có hạt chứa dầu khác 95,7 ha/98 ha, bằng 97,65% so với kế hoạch. Cây mía đã trồng 5.654,9 ha/6.610 ha bằng 85,55% so với kế hoạch (trồng mới 1.699,9 ha; mía lưu gốc 3.955 ha). Cây rau, đậu thực phẩm đã trồng 9.326/9.841 ha, bằng 94,77% so với kế hoạch (Diện tích rau đậu các loại vụ đông 3.522 ha/3.784 ha, diện tích đã thu hoạch 3.522 ha, năng suất đạt 137 tạ/ha, sản lượng ước đạt 48.251,4  tấn). Nhiều diện tích trồng cây có múi đã được cải tạo đất, các địa phương đang tập trung trồng tái canh chu kỳ mới. Diện cây ăn quả có múi toàn tỉnh đạt 9.687 ha trong đó diện tích kinh doanh đạt 7.429 ha. Các loại cây ăn quả đang trong giai đoạn phát triển quả, tiếp tục bón phân, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh. Cây chè diện tích trồng tập trung 785 ha, sản lượng thu hoạch trong kỳ đạt 3.783 tấn. Các loại cây trồng sinh trưởng phát triển bình tốt, các địa phương chủ động tập trung chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh. 

Việc áp dụng cơ giới hóa trong làm đất lúa và cây màu đạt tỷ lệ cao trên 90% trong đó đối với lúa trên 95%; cây màu đạt trên 80%.Tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch lúa tiếp tục tăng đạt trên 60%. Biện pháp tưới chủ động tiên tiến, tiết kiệm nước (tưới phun, tưới nhỏ giọt) kết hợp bổ sung phân bón tiếp tục được phổ biến rộng rãi và tăng nhanh diện áp dụng tại các huyện Yên Thủy, Lạc Thủy, Cao Phong, Kim Bôi... đã góp phần tích cực hạn chế tình trạng hạn hán. Cơ cấu cây trồng tiếp tục được chuyển đổi theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường, định hướng chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang cây có giá trị kinh tế. Ước thực hiện cả năm 2024 toàn tỉnh chuyển đổi được trên 1.500 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác. Một số cây trồng được trồng chuyển đổi chủ yếu gồm: Ngô sinh khối, ngô, rau đậu các loại (bí xanh, bí đỏ...); mía và một số cây trồng hàng năm khác. Các chuỗi liên kết trong sản xuất trồng trọt ngày càng đang dạng và mở rộng quy mô; vùng nguyên liệu mía ăn tươi phục vụ xuất khẩu tại huyện Tân Lạc, Lạc Sơn quy mô từ 50 - 100 ha; liên kết xây dựng vùng nguyên liệu trồng ớt, chanh leo tại huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy, Mai Châu quy mô 20-50 ha; chuỗi liên kết sản xuất - xuất khẩu bưởi đỏ tại huyện Tân Lạc, bưởi Diễn tại huyện Yên Thủy, Lương Sơn với quy mô 10 - 50 ha/chuỗi.

Để tiếp tục làm tốt công tác sản xuất trồng trọt, trong năm 2025, ngành giữ vững an ninh lương thực, trong đó cây lúa ổn định trên 16 ngàn ha đất trồng lúa; diện tích gieo trồng 35-38 ngàn ha, sản lượng đạt 19-21 vạn tấn thóc/năm, cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh và một phần cung cấp cho thị trường bên ngoài; nâng cao tỷ lệ diện tích gieo trồng các giống lúa có chất lượng cao trong tổng diện tích gieo trồng lúa lên trên 80%. Cây ngô duy trì trên 34 ngàn ha/năm, năng suất 48 tạ/ha, sản lượng trên 160 ngàn tấn, tập trung vào các giống ngô lai có năng suất cao phục vụ chăn nuôi. Cây có củ trên 11 ngàn ha (khoai lang 4.000 ha, sắn 8.000 ha,...). Cây công nghiệp hàng năm trên 10.000 ha (Lạc 4.000ha, đậu tương 300ha, mía 7.500ha) Cây công nghiệp hàng năm khác trên 1.000 ha). Cây ăn quả có múi ổn định 10.000 ha. Cây chè trên 1.000 ha, tập trung vào một số giống chè có năng suất chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.

Thúc đẩy cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Tập trung phát triển những cây trồng có thế mạnh của từng địa phương, khai thác tối đa những lợi thế của tỉnh về nông nghiệp nói chung, sản xuất trồng trọt nói riêng; đồng thời khắc phục những tồn tại, yếu kém trong sản xuất trồng trọt hiện nay. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt trên 4,5%/năm; trồng trọt chiếm tỷ trọng khoảng 69,8% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, giá trị sản phẩm thu được đạt trên 200 triệu đồng/năm/ha đất canh tác. Tập trung ưu tiên phát triển những cây trồng có thế mạnh của từng địa phương, khai thác tối đa những lợi thế của tỉnh về nông nghiệp nói chung, sản xuất trồng trọt nói riêng; đồng thời khắc phục những tồn tại, yếu kém trong sản xuất trồng trọt hiện nay. Tiếp tục chuyển đổi những diện tích đất trồng lúa, trồng mầu kém hiệu quả sang trồng các cây có hiệu quả kinh tế cao, tập trung vào những cây trồng có thế mạnh của địa phương, có thị trường ổn định như ngô, mía, bí xanh, cây dưa, cây ớt, rau các loại,... Đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, chuyển sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiệu thụ ổn định.

Thực hiện Đề án tái canh cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 – 2025, trong đó năm 2025 tiếp tục thực hiện cánh đồng mẫu về tái canh cây cam tại huyện Cao Phong. Ưu tiên chuyển đổi cơ cấu, luân canh cây trồng trên diện tích trồng tái canh cây ăn quả có múi nhằm cải tạo đất, đảm bảo thu nhập cho người sản xuất. Một số cây trồng ưu tiên chuyển đổi, luân canh: ngô, ngô sinh khối, lạc, cây họ đậu... Đẩy mạnh thực hiện tái canh cây ăn quả có múi theo nội dung đề án đã được phê duyệt Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, thực hiện tái canh; thực hiện bình tuyển cây đầu dòng phục tái canh. Tăng cường công tác điều tra, phát hiện, dự tính dự báo tình hình sâu bệnh hại và chỉ đạo phòng trừ kịp thời nhằm giảm tổn thất do sâu bệnh và nâng cao chất lượng sản phẩm trồng trọt. Duy trì thời gian dự báo các cao điểm của dịch hại từ 7-10 ngày/lần. Thực hiện công tác kiểm tra việc quản lý, khai thác và sử dụng cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng tại các huyện, thành phố./.