Hiến pháp là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản của Nhà nước. Khi đề cập về lĩnh vực văn hóa - một lĩnh vực đặc thù - Hiến pháp năm 2013 phải dựa trên các yếu tố: Truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc; Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng ta về văn hóa; Thực tiễn xây dựng văn hóa thời gian qua, và những yêu cầu phát triển văn hóa thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Nội dung văn hóa trong Hiến pháp phải thể hiện được những nội dung cốt lõi, cơ bản và sâu xa nhất, trình bày cô đúc và hàm súc nhất. Vì văn hóa vừa là một lĩnh vực cụ thể, đồng thời thấm sâu vào tất cả các lĩnh vực khác. Tìm hiểu nội dung văn hóa trong Hiến pháp, không chỉ dừng lại ở một Điều cụ thể (Điều 60), mà cần phải tìm thấy trong rất nhiều Điều quan trọng khác. Đó là một đặc điểm riêng của nội dung văn hóa trong Hiến pháp 2013.
1. Hiến pháp khẳng định văn hóa là một trong bốn lĩnh vực được coi trọng ngang nhau. Bốn lĩnh vực đó là: Chính trị, Kinh tế, Văn hóa, Xã hội. Điều 14 của Hiến pháp chỉ ra rằng: “Ở Nước CHXHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Khổ 2, Điều 16 lại khẳng định: “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Đây là sự khẳng định dứt khoát vị trí của văn hóa trong sự phát triển của đất nước và con người. Đó cũng là tư tưởng xuyên suốt trong toàn bộ Hiến pháp.
2. Hiến pháp 2013 nhấn mạnh những giá trị văn hóa về quyền con người. Hiến pháp năm 1992 ban hành trong bối cảnh nước ta sau 5 năm đổi mới. Do đó, chúng ta chưa đủ tiềm lực, sức mạnh để khẳng định quyền con người. Đến nay, vị thế Việt
3. Hai mối quan hệ quan trọng được nêu trong Hiến pháp: Văn hóa với chính trị/Văn hóa với kinh tế.
Mối quan hệ văn hóa với kinh tế: Điều 50 của Hiến pháp chỉ ra nội dung cốt lõi định hướng phát triển kinh tế ở Việt
Mối quan hệ văn hóa với chính trị, có 2 nội dung rất quan trọng:
Một là, Đảng Cộng sản Việt
Hai là, Hiến pháp nhấn mạnh những yêu cầu văn hóa và những giá trị văn hóa đạo đức. Trong quan hệ với cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức “phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân” (Điều 8). Những giá trị văn hóa này là điều kiện quyết định đảm bảo cho uy tín, quyền lãnh đạo, quản lý của cơ quan Nhà nước. Việc nhấn mạnh những giá trị đó xuất phát từ quan điểm khẳng định, Nhà nước của chúng ta là của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Đồng thời, cũng từ tổng kết thực tiễn khi nghiêm khắc chỉ ra những căn bệnh xa rời, sách nhiễu, cửa quyền đối với Nhân dân của một số cơ quan, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước.
Có thể nhận thấy hai nội dung vừa trình bày, một mặt xác định cơ sở chính trị - pháp lý, mặt khác, nhấn mạnh những giá trị văn hóa đối với đời sống chính trị của Nhà nước ta. Đó cũng là một nội dung độc đáo của Hiến pháp.
4. Hiến pháp khẳng định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Một bước phát triển mới của Hiến pháp là khẳng định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong tất cả các quyền đó, Hiến pháp luôn đề cập đến quyền văn hóa với những nội dung phong phú, toàn diện. Điều 20 của Hiến pháp, cùng với việc khẳng định quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về sức khỏe là sự nhấn mạnh đến pháp luật phải bảo vệ danh dự và nhân phẩm của con người. Đây là hai giá trị văn hóa sâu sắc và cao đẹp nhất mà dân tộc ta và loài người đấu tranh, bảo vệ đến cùng. Việc khẳng định hai giá trị văn hóa danh dự và nhân phẩm thể hiện sâu sắc ý nghĩa nhân văn của Hiến pháp.
Điều 25 khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Đây là những quyền văn hóa cơ bản, cụ thể và thiết yếu đối với một xã hội hiện đại mà mọi công dân đều có quyền thực hiện theo Hiến pháp và pháp luật.
Tại khổ 2, Điều 37, khi nói về thanh niên, Hiến pháp xác định: “Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân”. Tất cả những nội dung này đều là những giá trị văn hóa sâu sắc đối với sự phát triển của thanh niên, tạo nên những giá trị cốt lõi trong nhân cách thanh niên Việt
Điều 41, khi nói về quyền của mọi người, Hiến pháp khẳng định rằng: “Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa”. Đây là một nội dung sâu sắc, dành riêng cho văn hóa, khẳng định những quyền cơ bản về văn hóa của con người, bao gồm các khâu sáng tạo, hưởng thụ, tiếp cận, tham gia, sử dụng các sản phẩm, công trình, cơ sở văn hóa. Nếu thiếu những yếu tố này, sẽ không thể hoàn thiện những yêu cầu về đảm bảo quyền con người trong xã hội hiện đại.
5. Hiến pháp khẳng định nền văn hóa các dân tộc Việt
Đất nước ta là đất nước đa dân tộc. Mặt khác, người Việt
6. Hiến pháp định hướng phát triển văn hóa và một số lĩnh vực quan trọng của văn hóa. Trong Hiến pháp, có 3 điều (Điều 60, 61, 62) đề cập trực tiếp về các lĩnh vực của văn hóa. Do tầm quan trọng của GD-ĐT, KH-CN, nên Hiến pháp đã dành riêng Điều 61 và 62 cho 2 lĩnh vực này. Thực chất, GD-ĐT, KH-CN cũng thuộc về văn hóa với ý nghĩ rộng lớn và sâu xa. Điều 60 đề cập vấn đề định hướng phát triển văn hóa và một số lĩnh vực quan trọng của văn hóa. Ở Điều này, có một số nội dung rất mới so với Hiến pháp năm 1992, đó là bổ sung một từ “xã hội”. Hiến pháp 1992 chỉ xác định Nhà nước chăm lo xây dựng và phát triển văn hóa. Hiến pháp 2013 đã bổ sung: Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển văn hóa,… Nói Nhà nước chăm lo xây dựng và phát triển văn hóa thì có phần bao biện. Mặc dù Nhà nước có vai trò chủ đạo, là chủ thể quản lý văn hóa, nhưng, chỉ có thể phát triển văn hóa mạnh mẽ, toàn diện khi huy động được nhân lực, tài lực, vật lực của toàn xã hội, của toàn dân, nghĩa là thực hiện xã hội hóa các hoạt động văn hóa. Bổ sung từ “xã hội” không phải là sự thay đổi về mặt ngôn từ, mà là sự thay đổi về nhận thức từ quá trình tổng kết thực tiễn xây dựng văn hóa Việt Nam, đồng thời chỉ ra một quy luật khách quan vô cùng quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển của văn hóa.
Hiến pháp tiếp tục khẳng định mục tiêu và tính chất của nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”, phát triển toàn diện các lĩnh vực của văn hóa.
Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh 3 lĩnh vực sau đây: 1. Phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và lành mạnh của nhân dân. 2. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 3. Tạo môi trường xây dựng gia đình Việt
Hiến pháp năm 2013 ban hành là một thắng lợi lịch sử. Bởi lẽ, Hiến pháp nhận được sự đồng thuận sâu sắc của tuyệt đại đa số đồng bào cả nước. Công tác tuyên truyền, phân tích để nhận thức đầy đủ về giá trị của Hiến pháp đòi hỏi công phu và lâu dài, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải đổi mới mạnh mẽ, triệt để trong tư duy về văn hóa; đồng thời, không chỉ nâng cao nhận thức, mà ở tầm cao hơn nữa là vận dụng những nội dung văn hóa đó trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực tiễn, trong toàn bộ chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, cả vĩ mô và vi mô của sự phát triển đất nước - tức là yêu cầu về phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, giá trị văn hóa đối với chính trị, đảm bảo quyền văn hóa của con người, về phát triển các lĩnh vực văn hóa thời kỳ CNH-HĐH.
Lênin từng nói, để thực hiện một nhiệm vụ kinh tế, dù to lớn bao nhiêu cũng phải được hoàn thành trong thời gian nhất định. Nhưng để thực hiện một nhiệm vụ văn hóa, thì phải làm đi làm lại nhiều lần, không có kết thúc. Từ đó, Lênin yêu cầu, thực hiện nhiệm vụ văn hóa cần hơn bao giờ hết sự kiên trì, kiên quyết, sáng tạo và có kế hoạch. Chỉ dẫn sâu sắc đó gắn với nhiệm vụ thực thi Hiến pháp trong những năm sắp tới của Đảng, Nhà nước ta trên lĩnh vực quan trọng và đặc thù này.