Đồng thời, tỉnh đã ban hành nhièu chính sách ưu đãi về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con thương - bệnh binh. Các chính sách ưu đãi như: Trợ cấp hàng tháng, BHYT, chăm sóc điều dưỡng sức khỏe, hỗ trợ nhà ở, đồ dùng sinh hoạt, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo cho con người có công và các phong trào tình nghĩa được thực hiện đầy đủ, kịp thời… Các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể, cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở đã có nhiều hoạt động thiết thực để giúp đỡ, chăm lo cho gia đình người có công với cách mạng. Nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nha hảo tâm nhận phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhận đỡ đầu con thương binh, nhân thân liệt sỹ có hoàn cảnh khó khăn, các phong trào tình nghĩa, xã hội hóa chăm sóc người có công ngày càng được đẩy mạnh. Hầu hết người có công và thân nhân của họ đã được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước, đời sống ổn định và từng bước được cải thiện, góp phần ổn định chính trị, xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Đến nay, toàn tỉnh có trên 95,7% hộ gia đình người có công và thân nhân liệt sỹ có mức sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình của nhân dân cùng địa bàn cư trú; 98% số xã, phường, thị trấn được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công.
Hiện tại, toàn tỉnh đã quản lý, thực hiện chính sách trên 30.000 người có công với cách mạng, trong đó có: 232 Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã được phong tặng, truy tặng, 07 Anh hùng liệt sỹ, 5.810 liệt sỹ, 4.600 thương binh, bệnh binh, trên 4.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị phơi nhiễm chất độc hóa học đã được hưởng chế độ và hiện nay số người đang được hưởng trợ cấp hàng tháng là trên 8.000 người. Cụ thể, các đối tượng thực hiện giải quyết chế độ hàng tháng gồm: Lão thành cách mạng 06 người; Cán bộ tiền Khởi nghĩa 18 người; 13 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh và người hưởng chính sách như thương binh 2.022 người; bệnh binh 976 người; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học 3.280 người; con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học 614 người; người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày 88 người; Quân nhân xuất ngũ 78 người; Công an xuất ngũ 27 người; người phục vụ thương, bệnh binh, Mẹ Việt Nam anh hùng, chất độc hóa học 155 người và trợ cấp hàng tháng đơi với thân nhân người có công 2.151 người…Tổng số đối tượng hưởng trợ cấp một lần là 28.247 người, trong đó Huân, huy chương kháng chiến 19.940 người; Huân, huy chương kháng chiến đã từ trần 8.187 người và Tuất thân nhân liệt sỹ từ trần 120 người.
Trong 05 qua tỉnh ta đã thực hiện cấp thẻ BHYT cho 12.000 người thuộc đối tượng người có công; điều dưỡng luân phiên tập trung và tại gia đình cho trên 4.000 lượt người/ năm; thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo đối với 1.200 lượt con của người có công với cách mạng; đảm bảo chế độ trang cấp dụng cụ chỉnh hình cho 823 đối tượng chính sách. Thực hiện các chính sách khác như: Trợ cấp một lần cho 2.611 người là cựu Thanh niên xung phong và đối tượng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc là 13.759 người với số tiền gần 57 tỷ đồng; Quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần 01 người; giải quyết cấp thẻ BHYT cho 3.597 người… Đầu tư 35 tỷ đồng để xấy dựng Trung tâm Điều dưỡng người có công tại huyện Kim Bôi nhằm nâng cao chất lượng và tăng số lượng người có công dược điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe hàng năm. Thực hiện công tác ưu đãi nhà ở cho người có công theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thực hiện thẩm định và phê duyệt danh sách hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở cho người có công trong 3 đợt, 130 nhà người có công với số tiền hơn 4,4 tỷ đồng.
Các chính sách vê việc làm đã được Ủy ban nhân dân tỉnh qua tâm chỉ đạo trong các hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường lao động, nâng cao hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và các chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh, trong 05 năm (2012 - 2016) đã tổ chức đào tạo 359 lớp học nghề nông nghiệp (các nghề đào tạo như: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…) cho 10.437 lao động nông thôn tham gia, trong đó đối tượng chủ yếu là người dân tộc thiểu số và người thuộc diện hộ nghèo trên địa bàn tỉnh…Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững qua các giai đoạn đạt những kết quả tích cực, đến năm 2016, hộ nghèo theo tiêu chí mới còn 20,94%, hộ cận nghèo còn 13,77%, riêng tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số giảm đều mỗi năm từ 3 - 4%...Các chính sách dân tộc, các dự án giảm nghèo và chính sách về y tế và chăm sóc sức khỏe, chính sách nhà ở, chính sách nước sạch, vệ sinh môi trưởng và các chính sách Tiếp cận thông tin truyền thông đều được sự quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ và đạt hiệu quả tốt, cơ sở hạ tầng các xã nghèo gồm: giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, công trình chợ, hỗ trợ sinh kế và dịch vụ sản xuất được đầu tư nâng cấp, qua đó đã phục vụ tích cực cho sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số…
Sau 05 năm, triển khai thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 01/11/2012 của Chính phủ, mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế và mức sinh hoạt của người dân trong tỉnh, với nguồn lực thực hiện chính sách xã hội còn nhiều hạn chế… Nhưng dưới chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh việc triển khai thực hiện tốt các chế độ chính sách xã hội của các cấp, các ngành tại các địa phương, đời sống đa số Người có công trên đại bàn tỉnh được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm đáng kể; trình độ, tay nghề của người lao động ngày càng được nâng cao. Hệ thống chính sách, pháp luật từng bước được hoàn thiện tạo nền tảng pháp lý cho chính sách an sinh xã hội; đã mở rộng đối tượng và mức hưởng trợ cấp cho các đối tượng đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh./.