Đề tài đã tìm hiểu trữ lượng, đánh giá chất lượng và hiện trạng khai thác, sử dụng các mỏ quặng photphorit trong tỉnh. Đồng thời thử nghiệm sản phẩm sản xuất ra trên 4 loại cây trồng lúa, cam, mía và đậu tương, mỗi loại 5 ha ở huyện Lương Sơn và Cao Phong.
Sau 2 năm triển khai, đề tài đã mang lại ý nghĩa thiết thực trong việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn quặng photphorit này say khi chuyển hoá có thể sử dụng như một loại phân vi sinh làm nguyên liệu thay thế phân lân trong sản phân hữu cơ vi sinh có chất lượng tốt giảm giá thành so với các loại phân vô cơ tạo được việc làm, đem lại thu nhập cho người dân địa phương, giảm ô nhiễm môi trường, giảm sự thoái hoá và chai cứng đất do hàm lượng axít trong phân super lân gây ra, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật…
Kết thúc đề tài, tiến sĩ Lê Văn Tri đề nghị Sở khoa học Công nghệ tạo điều kiện cho Nhà máy phân vi sinh- Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh kết hợp với công ty cổ phần công nghệ sinh học chuyển giao chế phẩm lâu dài để chuyển hoá quặng photphorit làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh mang thương hiệu “Phân lân dễ tiêu Hoà Bình”.