DetailController

Trồng trọt

Nâng cao năng lực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng chống thiên tai

14/12/2022 00:00
Thời gian qua, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương nâng cao năng lực tưới tiêu, phòng chống hạn hán, chỉ đạo các địa phương tích trữ nước, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm, chủ động chuyển diện tích cấy lúa không đảm bảo nguồn nước sang trồng cây màu khác, nạo vét hệ thống kênh mương, tu sửa các hư hỏng nhỏ, xây dựng kế hoạch chống hạn và phương án ứng phó khi hạn hán xảy ra.
Hệ thống hồ đập kiên cố góp phần điều tiết nước tưới phục vụ sản xuất và ngăn lũ

Đầu vụ Đông Xuân, nguồn nước đảm bảo phục vụ 100% diện tích gieo cấy lúa trong vụ, sau khi làm đất dung tích các hồ chứa giảm đáng kể. Các địa phương đã tích cực thực hiện các biện pháp chống hạn, nên không có diện tích bị hạn vụ Đông Xuân.

Đối với sản xuất vụ Mùa, nguồn nước đảm bảo phục vụ gieo cấy, tuy nhiên do ảnh hưởng của thiên tai gây ngập úng cũng đã gây thiệt hại cho cây trồng. Ước tính kết quả phục vụ tưới tiêu năm 2022 là 56.409 ha, trong đó diện tích lúa 39.859 ha, màu và cây vụ đông 13.380 ha, cây ăn quả 2.366 ha, cấp nước nuôi trồng thủy sản là 37,3 ha. Tỷ lệ diện tích cây hàng năm được tưới chủ động đến 2022 đạt 47%; Tỷ lệ diện tích cây hàng năm được tiêu chủ động đến 2022 đạt 86%.

Các địa phương đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chiến dịch toàn dân làm thủy lợi 2 đợt trong năm 2022. Kết quả cả năm các huyện, thành phố, Công ty KTCT thủy lợi đã triển khai với khối lượng là: đất đào đắp   639.244 m3, phát dọn  3.540.828 m2, đá xây  9.861 m3. Ước tính ngày công huy động 707.522  công, tương ứng với kinh phí trên 49,52 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch.

Đối với hệ thống công trình thủy lợi, tỉnh đã có 1.909 công trình và hệ thống công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng kiên cố và bán kiên cố bằng mọi nguồn vốn. Bao gồm: Tưới bằng trọng lực: 1.812 công trình phục vụ tưới cho khoảng 37.654 ha lúa và 11.839 ha màu. Tưới bằng động lực: 79 trạm bơm, phục vụ tưới, tiêu cho khoảng 1.885 ha lúa, 1.375 ha màu, 933 ha cây ăn quả. Tưới kết hợp trọng lực và động lực: 18 trạm thủy luân phục vụ tưới cho khoảng 575 ha lúa và 165 ha màu.

Trên toàn tỉnh có trên 3.723 km kênh mương các loại, đến nay đã kiên cố được 2.015 km (tỷ lệ kiên cố đã đạt gần 54,1%). Tính đến thời điểm hiện tại trên toàn tỉnh hiện có 544 hồ chứa thủy lợi các loại, trong đó có 474 hồ chứa thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập.

Qua kiểm tra các công trình trước mùa mưa lũ năm 2022, hồ đập được vận hành bình thường ở mực nước thiết kế 394 công trình. Hồ đập có một số tồn tại như thấm qua thân và nền đập, lún, nứt, sạt trượt mái dốc, xói lở thượng hạ lưu, hư hỏng, xói lở tràn, rò rỉ cống lấy nước…cần khắc phục, sửa chữa là 145 hồ đập. Trong tổng số 145 hồ đập có hư hỏng, cần phải có kế hoạch để sửa chữa trong thời gian tới là 116 công trình với tổng kinh phí dự kiến 578.630 triệu đồng.

Thời gian tới, cần đầu tư phát triển thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, nâng cao năng lực tưới tiêu chủ động cho các loại cây trồng, trước hết cho lúa, các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, nuôi trồng thủy sản; tạo nguồn cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế. Củng cố, xây dựng hệ thống đê sông, hệ thống công trình ngăn lũ, thoát lũ, phòng chống sạt lở nhằm chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên. Huy động đa dạng nguồn lực, trong đó nâng cao tỷ trọng nguồn lực xã hội, đầu tư đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm hệ thống hạ tầng thủy lợi và phòng, chống thiên tai. Phục hồi, bổ sung nguồn nước trên một số sông, kênh, hệ thống thủy lợi đang bị ô nhiễm, đảm bảo chất lượng nước đáp ứng yêu cầu cho các hoạt động sử dụng nước, góp phần cải tạo môi trường. Chủ động nguồn nước tại chỗ ứng phó với hạn