Trong năm, ngành đã tham mưu trình Ban Cán sự Đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét để trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Thực hiện tốt công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường, kiểm tra, thông báo kết quả kiểm tra việc thực hiện các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành để vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải cho 08 dự án; Đôn đốc, hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án trọng điểm dự kiến khởi công trong năm 2022 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Tham gia ý kiến thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, điều chỉnh Quyết định chủ trương đầu tư; nội dung đánh giá tác động môi trường sơ bộ. Bên cạnh đó, thực hiện giám sát quan trắc môi trường tại các cơ sở, doanh nghiệp; Thanh tra, kiểm tra về chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường.
Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025. Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023; ngành Tài nguyên và Môi trường triển khai các giải pháp trọng tâm điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành tài nguyên và môi trường năm 2023. Trong công tác bảo vệ môi trường: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật về lĩnh vực môi trường. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát; kịp thời xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, dự án nếu sai phạm.Đẩy nhanh tiến độ các dự án xử lý, giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh; tập trung xử lý rác thải đô thị, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục rà soát và gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào việc xây dựng các nhiệm vụ quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Tổ chức chặt chẽ việc xem xét, thẩm định về môi trường các dự án đầu tư, đặc biệt chú trọng xem xét các dự án có tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như lĩnh vực chế biến nông lâm sản, sản xuất chế biến vật liệu xây dựng, khai thác chế biến khoáng sản, chăn nuôi…Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án theo thẩm quyền; Kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện lập hồ sơ xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường của các cơ sở, doanh nghiệp. Đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc xây dựng và triển khai kế hoạch bảo vệ môi trường của các huyện, thành phố. Tăng cường công tác phối hợp với các ngành chức năng và địa phương, đặc biệt với lực lượng cảnh sát môi trường, tổ chức kiểm soát chặt chẽ các hoạt động có liên quan đến môi trường. Phấn đấu năm 2023: Tỷ lệ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để đạt 100%. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 88%. Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý đạt 95%./.