Bước đầu đã tạo ra vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung như: Cam, Bưởi, cây dược liệu, cá, tôm Sông Đà.... tỷ trọng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng từ 23,08% năm 2016 lên 30,24% năm 2020; năng suất lao động tăng từ 5,25% năm 2016 lên 8,33% năm 2020; đã đóng góp thiết thực vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, củng cố quốc phòng, an ninh, cải thiện an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Trong thời gian tới, khoa học công nghệ ngày càng phát triển và đã trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ tổ quốc; nhất là khoa học về công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, vùng, miền và làm thay đổi sản ban tỉnh chất nên sản xuất xã hội.... Để tiếp tục phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ phục sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh yêu cầu cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể chính trị xã hội các cấp tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả một số nhiệm vụ giải pháp:
Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền
Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần xác định phát triển khoa học, công nghệ là một trong những nhiệm vụ trong tâm, thường xuyên, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trưởng và thích ứng với biển đổi khí hậu.
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên. Nhân dân và doanh nghiệp, nhất là tuyên truyền để các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về phát triển khoa học, công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có vị trí đặc biệt quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể với việc tuyên truyền, triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp của Nhà nước về khoa học, công nghệ.
Hoàn thiện về cơ chế, chính sách
Nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ, thúc đẩy hoạt động ứng dụng, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, đổi mới, hoàn thiện công nghệ, thúc đẩy phát triển mô hình kinh doanh số, kinh tế số.
Nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học, công nghệ. Đổi mới cơ chế đầu tư và tài chính cho khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nội dung chi cho hoạt động khoa học, công nghệ, theo hướng giảm chi hành chính, tăng tỷ lệ chi cho các đề tài, đặc biệt là đề tài mang tỉnh ứng dụng cao.
Nghiên cứu ban hành chính sách đào tạo, thu hút, đãi ngộ đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, thu hút nhân lực hoạt động khoa học, công nghệ là người tỉnh Hòa Bình, chuyển gia ở nước ngoài và trong nước tham gia hoạt động khoa học, sống nghệ tại tỉnh Hòa Bình, chính sách thu hút các phát minh, sáng kiến có khả năng ứng dụng cao tại tỉnh Hòa Bình, chính sách liên kết giữa nghiên cứu khoa học công nghệ với thị trường, giữa nhà quản lý, nhà khoa học với doanh nghiệp và người dân.
Phân bổ kinh phí đầu tư cho khoa học, công nghệ đảm bảo tối thiểu 1,5% tổng chi ngân sách, có chính sách huy động nguồn lực xã hội vào công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ đáp ứng yêu cầu, nhất là trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Thúc đẩy nhanh lộ trình đổi mới công nghệ, chuyển giao, làm chủ những công nghệ mới, nhằm tạo bước tăng trưởng mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, ưu tiên các ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo hàng hóa xuất khẩu. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch. Mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chủ trọng phát triển sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch với quy mô công nghiệp. Tăng cường công tác chứng nhận sản phẩm an toàn. Các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (ISO, HACCP...). Nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Phát triển khoa học, công nghệ; tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập, trích lập quỹ phát triển khoa học, công nghệ tại doanh nghiệp.
Đây mạnh cải cách hành chính, tăng cường hỗ trợ, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp trong hoạt động khoa học, công nghệ.
Phát triển khoa học và công nghệ trên các lĩnh vực
Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ: Tiếp tục đổi mới công tác quản lý các nhiệm vụ khoa học, công nghệ đảm bảo tính liên ngành và tạo đột phá trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất và đời sống, trong xây dựng luận cứ khoa học để xây dựng các chủ trương, cơ chế, chính sách của tỉnh. Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ các cấp, các ngành, cụ thể hóa nội dung khoa học, công nghệ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương; đẩy mạnh ứng dụng các sáng kiến, kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn.
Hoạt động sở hữu trí tuệ, sóng biển, an toàn bức xạ và hạt nhân: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2030; triển khai đồng bộ các giải pháp năng hiệu quả của hoạt động bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Thúc đẩy phát triển tài sản trí tuệ trên địa bản tỉnh; nghiên cứu xây dựng Chỉ dẫn địa lý Kim Bôi cho sản phẩm nước khoáng và dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Kim Bởi, tỉnh Hòa Bình. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ, đẩy mạnh hoạt động ứng dụng bức xạ, năng lượng nguyên từ trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, y tế... phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng: Đổi mới và nâng cao hiệu quá hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đẩy mạnh xây dựng, áp dụng, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN:ISO gắn với chuyển đổi số. Tiếp tục thực hiện có hiệu qua Chương trình quốc gia về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, Chương trình nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; triển khai thực hiện có hiệu qua việc áp dụng và quản lý Hệ thống truy xuất nguồn gốc của tỉnh, kết nối với Hệ thống truy xuất nguồn gốc quốc gia; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Mở rộng mạng lưới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Mở rộng mạng lưới cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ, tăng cường hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học, công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hình thành các khu nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tập trung, gắn với Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực của các đơn vị sự nghiệp công lập, phát triển Trung tâm Ứng dụng Thông tin khoa học, công nghệ tỉnh Hòa Bình thành một trung tâm mạnh hiện đại; tổ chức mạng lưới các tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước, nhu cầu của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.
Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học, công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho các phòng thí nghiệm, thử nghiệm của doanh nghiệp khoa học, công nghệ, tổ chức khoa học, công nghệ và các doanh nghiệp, khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lực đổi thời sáng tạo trong doanh nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung – cầu, phát triển hoạt động khai thác, tìm kiếm, tư vấn xác định nhu cầu công nghệ cho doanh nghiệp.
Đổi mới và nâng cao hiệu quả đầu tư tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ có trình độ cao, tâm huyết, tận tụy; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đầu tư kinh phí cho hoạt động khoa học, công nghệ, bảo đảm tốc độ tăng tỷ lệ đầu tư từ ngân sách cho khoa học, công nghệ lớn hơn tốc độ tăng chi ngân sách của tỉnh; đa dạng hóa các nguồn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước cho phát triển khoa học, công nghệ.
Tiếp tục đầu tư hạ tầng khoa học, công nghệ, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 24/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của tình phát triển nhanh, bền vững. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ số hóa cơ sở dữ liệu của tỉnh; đầu tư xây dựng hệ thống quản lý thông tin cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh.
Đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế về khoa học và công nghệ
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu đầu ngành trong nước, đặc biệt là Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học IP1, Trường Đại học Lâm nghiệp; chủ động mời chuyên gia từ các Viện, Trường Đại học đầu ngành trên cả nước tham gia các hội đồng tư vấn, phản biện khoa học, công nghệ, hợp tác ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất.
Phát huy hơn nữa hiệu qua hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ với các đối tác truyền thống như: Thành phố Gimje, thành phố Ulsan, Quận Ulju, Viện K- Club của Hàn Quốc... đồng thời, tích cực mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia khác trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ; trao đổi, đào tạo nguồn nhân lực khoa học, công nghệ./.