Công tác phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học toàn huyện đã đạt 20/20 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục đạt tỷ lệ 100%. Phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở: đạt 05/20 xã, thị trấn đạt chuẩn mức độ 2, đạt tỷ lệ: 25%; 15/20 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3, đạt tỷ lệ: 75%. Công tác xóa mù chữ đã được quan tâm, có 100% các xã, thị trấn đạt chuẩn xoá mù chữ mức độ 2, đạt tỷ lệ 100%.
Thường xuyên thực hiện các chương trình học tập nhằm tạo các điều kiện tốt nhất đáp ứng mọi yêu cầu học tập suốt đời, học tập liên tục của mọi công dân, là một bộ phận có chức năng quan trọng, làm tiền đề để xây dựng xã hội học tập”. Công tác chăm lo và đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ được thường xuyên được quan tâm; có 2.652/3.219 cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tham gia các chương trình học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, 433/3.219 cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2 và 3; có 2.386/2.386 người được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng tiêu chuẩn quy định; 2.383/2.386 cán bộ, công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định; 2.237/2.386 cán bộ, công chức thực hiện chế độ bồi dưỡng hằng năm. 604/604 cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc; 575/604 cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định; 534/604 công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng hằng năm.
Trong 10 năm qua đã có trên 50% số người lao động nông thôn, những người hết tuổi lao động, người nội trợ, người khuyết tật tham gia học tập. Người lao động tham gia học tập cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất tại các Trung tâm học tập cộng đồng: 38.263/53.745. Tỷ lệ người lao động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp được tiếp cận các chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức, tăng khả năng lao động sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống đạt tỷ lệ trên 90%.
Đã có trên 80% công nhân lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp có trình độ học vấn trung học phổ thông hoặc tương đương; tăng tỷ lệ công nhân lao động có tay nghề cao ở các ngành kinh tế mũi nhọn; trên 40% công nhân qua đào tạo nghề. Công nhân lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp có trình độ học vấn trung học phổ thông hoặc tương đương: 8.103/10.422, đạt tỷ lệ 77,7%; công nhân qua đào tạo nghề: 9.035//10.422, đạt tỷ lệ 86,7%.
Việc xây dựng "Gia đình hiếu học" và "Dòng họ khuyến học" đã trở thành một phong trào quần chúng rộng khắp trong toàn huyện, là nhân tố cần thiết và quan trọng để phát huy phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Góp phần tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh đối với các nhà trường trong huyện. Toàn huyện có 20/20 xã thị trấn có tổ chức Hội khuyến học, 187 khu dân cư có chi hội khuyến học, với tổng số 24.238 hội viên. Có 133 Ban khuyến học tại các trường học, các dòng họ, cơ quan ... Nhiều tổ chức khuyến học trong nhà trường hoạt động tốt như: trường Trung học cơ sở Cửu Long, Trung học cơ sở Hùng Sơn, Trung học phổ thông Lương Sơn…Dòng họ khuyến học tiêu biểu như dòng họ Hoàng (xã Tân Vinh)
Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn là nơi tạo điều kiện cho mọi người cùng được học tập với các hình thức hoạt động linh hoạt, nội dung phong phú như: Thời sự, chính sách, pháp luật, chuyển giao công nghệ kỹ thuật nông nghiệp, dạy nghề, học văn hoá, ngoại ngữ, tin học, văn nghệ, thể dục thể thao, chuyên đề tư vấn việc làm, giao tiếp ứng xử, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khoẻ, phòng chống tệ nạn xã hội.... Bình quân toàn huyện mỗi năm huy động 32.000 lượt người tham dự với trên 400 chuyên đề.
Trong 10 năm qua, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện đã phối hợp với trường Đại học Lâm nghiệp, Đại Học sư phạm Hà Nội, Đại học Nông nghiệp I, Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên tổ chức 4 lớp Đại học hệ vừa học vừa làm tại Trung tâm gồm các ngành: Nông lâm, Lâm học, Quản trị kinh doanh, giáo dục mầm non với hơn 400 người theo học, qua đó đã góp phần nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân dân và bổ sung nguồn nhân lực qua đào tạo cho huyện. Ngoài ra, Trung tâm đã liên kết với các cơ sở giáo dục trong và ngoài tỉnh mở được 11 lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn như: Tin học trình độ A, Anh văn trình độ B và Kế toán trưởng với số lượng 440 học viên,…Công tác đào tạo nghề cho người lao động được quan tâm, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng bình quân mỗi năm 3,3%. Theo số liệu điều tra cung lao động năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn huyện đạt 40,24%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 32,28%.
Các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các dòng họ, các cá nhân tham gia một cách tích cực đối với phong trào khuyến học, khuyến tài. Hội khuyến học đã phối hợp vận động các tổ chức cá nhân ủng hộ quỹ. Có nhiều tập thể, cá nhân tích cực ủng hộ như: trường Trung học phổ thông Lương Sơn, Trung học phổ thông Nguyễn Trãi, cán bộ và nhân dân xã Liên Sơn, Doanh nghiệp vừa và nhỏ xã Liên Sơn, ông Mai Thanh Lương-Chủ tịch Hội Cựu Giáo chức xã Lâm Sơn. Tổng số tiền quỹ khuyến học quyên góp được trên 1.753 triệu đồng. Ban Chỉ huy Quân sự huyện Lương Sơn và Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi huyện thực hiện chương trình "Ba đỡ đầu”, học sinh nghèo vượt khó, học sinh giỏi thành tài, học sinh khuyết tật vươn lên, đã đỡ đầu được 12 xe lăn, 30 xe đạp và 12.5 triệu đồng tiền mặt.
Hội khuyến học các cấp đã tặng quà hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn hơn 20.000 xuất với tổng số tiền trên 10 triệu đồng; thưởng học sinh giỏi, giáo viên giỏi các cấp trung bình mỗi năm trên 10 triệu đồng; tặng quà tết cho các giáo viên, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hằng năm với số lượng 125 học sinh, 40 giáo viên, trị giá 70 triệu đồng. Vận động nhân dân với hàng nghìn ngày công lao động xây dựng trường học, vệ sinh môi trường ở các trường mầm non và tiểu học.
Có thể nói Hoạt động của Hội Khuyến học các cấp của huyện đã góp phần nâng cao công tác xã hội hóa giáo dục, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học, góp phần xây dựng xã hội học tập, đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện ngày càng phát triển. Phong trào xây dựng dòng họ khuyến học, gia đình hiếu học từng bước phát triển sâu rộng; công tác khuyến học, khuyến tài đang được xã hội hoá, được mọi người, mọi gia đình, dòng họ cùng vào cuộc, góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục của huyện ngày một đi lên, vững chắc.