DetailController

Quốc phòng - An ninh

Lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ đạt nhiều kết quả tích cực

06/04/2011 00:00
Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện có trên 5.054 km đường bộ; trong đó Sở GT-VT được giao quản lý, bảo trì 591km (có 8 tuyến được Trung ương ủy thác quản lý với chiều dài 280km, 17 tuyến đường tỉnh với chiều dài 311km). Các tuyến còn lại do ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quản lý.
Hình minh họa

Hiện tại các tuyến do Trung ương ủy thác quản lý đã được cắm mốc lộ giới theo cấp đường quy hoạch và bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý, phạm vi đất hành lang giao thông thuộc quyền sử dụng của các hộ dân. Theo thống kê, rà soát hiện nay còn hơn 8.000 trường hợp vi phạm hành lang giao thông. Trên thực tế trong phạm vi 5m còn một số hộ chưa giải tỏa được lý do các hộ đã xây dựng từ lâu trước thời điểm quy định hoÆc đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên: Một mặt là do công tác quản lý của địa phương còn nhiều bất cập như cấp sổ đỏ không xác định tọa độ ranh giới với đường, không chừa hành lang giao thông; Việc quản lý hành lang giao thông của cơ quan quản lý đường bộ và chính quyền địa phương chưa kiên quyết với các hộ xây dựng trái phép, vi phạm hành lang giao thông và mặt khác là do nhận thức của một số hộ dân về tác dụng của hành lang giao thông còn hạn chế, công tác quản lý cấp phép của chính quyền địa phương còn buông lỏng.

Để lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đài phát thanh truyền hình, báo Hòa Bình tổ chức tuyên truyền, thông báo đến các tổ chức cá nhân có công trình xây dựng nằm trong hành lang an toàn giao thông đường bộ và các quy định pháp luật trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ. Cùng với đó, thực hiện Quyết định 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, Sở Giao thông vận tải đã tham mưu thành lập tổ công tác liên ngành của tỉnh và tổ công tác liên ngành các huyện, thành phố. Sau khi thành lập tổ công tác liên ngành đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đến nay trên các tuyến do Trung ương ủy thác quản lý cơ bản đã thực hiện hoàn thành giai đoạn II Quyết định 1856/QĐ-TTg.

Kết quả thống kế, rà soát c¸c trường hợp vi phạm HL§B các tuyến do Sở Giao thông vận tải Hòa Bình được ủy thác quản lý là: 8.392 trường hợp (trong đó: Quèc lé 12B: 3.560 tr­êng hîp.; Quốc lộ 21: 1.071 tr­êng hîp; Đường 12B: 1.073 trường hợp; Đường TSA:            581 trường hợp; Tuyến C: 918 trường hợp; Tuyến X2: 619 trường hợp; Tuyến Y: 406 trường hợp; Tuyến T: 164 trường hợp.

  Tuyên truyền các hộ tự tháo rỡ, mái che mái vẩy: 1.222 trường hợp, trong đó: Quèc lé 12B: 624 tr­êng hîp; Quốc lộ 21: 113 tr­êng hîp; Đường 12B: 110 trường hợp; Đường TSA: 105 trường hợp; Tuyến C: 105 trường hợp; Tuyến X2: 32 trường hợp; Tuyến Y: 105 trường hợp; Tuyến T: 28 trường hợp.

Hoàn thành bình đồ duỗi thẳng các tuyến bàn giao cho địa phương quản lý. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình những đoạn hành lang an toàn đường bộ ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đã được tổ công tác liên ngành phối hợp với chính quyền địa phương vận động nhân dân tự giác tháo rỡ giải tỏa theo quy định.

Trong giai đoạn tiếp theo để tránh việc vi phạm hành lang an toàn đường bộ trước hết cần bố trí đủ kinh phí bồi thường hỗ trợ đất hành lang an toàn đường bộ đối với các dự án đang cải tạo, nâng cấp. Đối với 3 dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh cần đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam bố trí kinh phí giải tỏa từng tuyến một theo thứ tự ưu tiên Quốc lộ 21, Quốc lộ 12B, đường 12B khi hoàn thành mới thực hiện tiếp các tuyến còn lại. Giao chính quyền địa phương cấp huyện làm chủ đầu tư thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải tỏa hành lang an toàn đường bộ và cắm bổ sung mốc lộ giới đường bộ để quản lý. Phối hợp với chính quyền địa phương và các ban ngành chức năng lên kế hoạch cụ thể và tiến hành giải tỏa tại các vị trí trọng yếu trước.