Để phát triển hàng hóa nông sản phục vụ xuất khẩu, trong năm 2022, huyện đã phát triển được 155 ha rau an toàn tại thị trấn Chi Nê, xã Đồng Tâm, xã Phú Nghĩa, thị trấn Ba Hàng Đồi, xã Khoan Dụ, xã Thống Nhất...). Tập trung chỉ đạo sản xuất theo hướng an toàn và liên kết sản xuất giữa người dân, HTX, THT và doanh nghiệp. Xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị dưa chuột bao tử xuất khẩu. Người dân, HTX, THT, Doanh nghiệp thực hiện theo đúng cam kết hợp đồng đã ký kết.
Hiện toàn huyện có trên 1,4 nghìn ha cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao. Trong đó: Cam trên 467 ha, Bưởi các loại trên 533 ha, Nhãn trên 113 ha, Na 78 ha, thanh Long 50 ha, cây ăn quả khác 191,97 ha. Trong đó, 30% đã được chứng nhận sản xuất an toàn thực phẩm GAP. Huyện đã phát triển chè Sông Bôi với diện tích 254 ha. Các giống chè: LDP1, PH1 diện tích 184 ha, Trung Du 70 ha. Vùng chè tập trung chính tại các xã Phú Thành, xã Đồng Tâm, xã Phú Nghĩa, thị trấn Chi Nê.
Thương hiệu Gà Lạc Thủy chiếm trên 71% tổng đàn gà toàn huyện. Số lượng hộ chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại chiếm 80% tổng số hộ chăn nuôi.
Cùng với sự tăng lên diện tích trồng cây ăn quả và rừng trồng, đàn ong được duy trì và phát triển ổn định trên 12.600 đàn ong mật, sản lượng trung bình hàng năm đạt trên 136 tấn. Một số hộ nuôi ong đã được tập huấn về kiến thức sử dụng nhãn hiệu chứng nhận "Mật ong Hòa Bình”, nghề nuôi ong của huyện đang hướng đến việc sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm. Huyện có Hội nuôi ong với 115 hội viên/05 xã, thị trấn.
Phát triển chăn nuôi gia súc và một số vật nuôi khác: Việc phát triển đàn bò sữa và đàn bò hướng thịt (bò BBB) đang phát triển, toàn huyện có 04 trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô trên 100 con, 03 trại chăn nuôi bò BBB (quy mô gần 400 con). Tổ chức thực hiện dự án khoa học cấp cơ sở “Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên đàn bò cái nền Lai Sind tạo bê lai F1 BBB hướng thịt”. Huyện có 01 Hội gây nuôi động vật hoang dã thông thường xã Đồng Tâm với 28 thành viên, giá trị sản xuất bình quân/hộ/năm đạt từ 120-150 triệu đồng, số lượng gây nuôi động vật hoang dã thông thường ước đạt 5.500 con (Lợn, nhím, hưu.)
Cùng với đó, huyện quan tâm phát triển thương hiệu sản phẩm. Trong năm đã phát triển 05 sản phẩm nông nghiệp được Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận nhãn hiệu . Tổng số cơ sở đã được cấp sử dụng nhãn hiệu 78 hộ (38 cơ sở chăn nuôi gà Lạc Thủy, 15 cơ sở trồng na, 15 cơ sở nuôi dê, 10 cơ sở tham gia nhãn hiệu chè).
Toàn huyện hiện có 17 sản phẩm OCOP (04 sản phẩm 4 sao, 13 sản phẩm 3 sao); có 21 cơ sở được chứng nhận sả xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó 03 cơ sở được cấp chứng nhận lĩnh vực trồng rau, quả với diện tích 15 ha; 15 cơ sở được cấp chứng nhận lĩnh vực cây ăn quả có múi với diện tích 140 ha; 02 cơ sở trồng thanh long với diện tích 15 ha; 03 cơ sở được cấp giấy chứng nhận lĩnh vực chăn nuôi gà với quy mô sản xuất 100.000 con/năm. Tỷ lệ diện tích trồng trọt chứng nhận GAP, ATTP 32,5%. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi tập trung chứng nhận VietGAP 8%.
Trên địa bàn huyện có 02 cơ sở trồng thanh long được cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với diện tích 17,5 ha, 01 cơ sở được cấp mã số cơ sở đóng gói.
Nhờ tích cực triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển nông sản xuất khẩu, giá trị xuất khẩu nông sản hàng hóa trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2022 đạt 171,2 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu măng của Công ty Cổ phần măng Kim Bôi đạt doanh số 151,1 tỷ đồng, chuỗi xuất khẩu chè của Công ty TNHH 2 Thành viên Sông Bôi - Thăng Long đạt doanh số 20,1 tỷ đồng.
Thời gian tới, để chắp cánh cho nông sản xuất khẩu, cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ nông nghiệp, nông dân. Hỗ trợ thông tin đầy đủ, rộng rãi các sự kiện quảng bá nông sản đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện. Triển khai thực hiện và phối hợp triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ quảng bá nông sản trên địa bàn như: Cửa hàng giới thiệu nông sản, xây dựng biển quảng bá sản phẩm đặc sản của huyện, duy trì hoạt động trang thông tin điện tử nông sản huyện Lạc Thủy. Tiếp tục hỗ trợ người sản xuất (chủ thể OCOP, cơ sở sản phẩm nông nghiệp đặc sản, cơ sở sản phẩm nông nghiệp có chứng nhận,...) kết nối tiêu thụ nông sản trên các sản thương mại điện tử postmark.vn và voso.vn,... Tăng cường thông tin tuyên truyền các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA), các rào cản kỹ thuật gia nhập thị trường, các quy định của thị trường đích đến các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tiếp tục tổ chức thực hiện công tác quản lý và cấp mã số vùng trồng cho các nông sản của huyện phục vụ công tác thúc đẩy xuất khẩu nông sản./.