DetailController

Chính trị

Kết quả thực hiện đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 – 2023 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình

04/03/2024 16:00
Giai đoạn 2018 - 2023, việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW, Nghị quyết số 08/NQ-CP được cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc bằng các kế hoạch, chương trình, đề án cụ thể. Thông qua công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã có chuyển biến tích cực; người đứng đầu các cơ quan, đơn vị đã nhận thức rõ về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn gắn với thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ viên chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; kết quả thực hiện được gắn với đánh giá, xếp loại chất lượng người đứng đầu cơ quan, đơn vị hằng năm.

Kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, tổ chức bộ máy,
biên chế của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh đảm bảo tinh gọn hơn,
giảm đầu mối, giảm cấp trung gian; chất lượng, hiệu quả hoạt động từng bước
được đổi mới.
Đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy một cách thống nhất, đồng bộ đảm bảo nguyên tắc và các tiêu chí theo Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ; hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức. Giảm mạnh tỉ trọng, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập để cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập trên toàn tỉnh, giảm mạnh về đầu mối. Tỉnh Hòa Bình có 627 đơn vị sự ngiệp công lập, giảm 258 đơn vị so với năm 2015 (năm 2015 có 885 đơn vị) tương đương với giảm 28,9% đơn vị sự nghiệp công lập (vượt 2,89 lần so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra). Giảm 2.727 biên chế tương đương 11,3% biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Chấm dứt hoàn toàn hợp đồng lao động không đúng quy định tại các đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị đã đảm bảo tự chủ tài chính).

Thực hiện Kết luận số 62-KL/TW ngày 02/10/2023 của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 855-KH/BCSĐ ngày 30/11/2023 về triển khai thực hiện Kết luận số 62-KL/TW ngày 02/10/2023 của Bộ Chính trị. Trong đó đến năm 2025 thực hiện các nhiệm vụ giải pháp cụ thể như tiếp tục rà soát sắp xếp lại các tổ chức bên trong của các đơn vị sự nghiệp trong toàn tỉnh nhằm đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ; rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của từng cơ quan, đơn vị đảm bảo khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp hoặc sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị. Đánh giá thực trạng, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động dịch vụ thuộc các sở, ban, ngành giai đoạn 2021 – 2023, thực hiện trong quý I năm 2024. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập thành Công ty Cổ phần và loại hình doanh nghiệp khác trong giai đoạn 2023-2025 đối với 13 đơn vị thuộc lĩnh vực kinh tế và sự nghiệp khác và 02 đơn vị thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ. Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế sự nghiệp đến năm 2026 giảm tối thiểu 10% biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021; rà soát và điều chỉnh biên chế viên chức một số ngành, lĩnh vực phù hợp với mức độ tự chủ.

Nhìn chung, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã bám sát Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương, kế hoạch, chương trình hành động của Tỉnh ủy để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện cơ bản đảm bảo chất lượng, xác định được nhiệm vụ trọng tâm, lộ trình thực hiện. Các đơn vị đã tích cực triển khai thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cơ bản đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ và tiến độ thời gian. Việc thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức, đơn vị được thực hiện bảo đảm theo quy định và cơ bản phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Sau sắp xếp, tổ chức bộ máy đã nhanh chóng ổn định và đi vào hoạt động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của các cơ quan, tổ chức được phân định rõ ràng, điều chỉnh, bổ sung phù hợp; cơ bản đã khắc phục được tình trạng chồng chéo, bất cập trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ ở một số cơ quan, đơn vị.

Có thể khẳng định, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh, là chủ trương đúng đắn, khoa học, được thực hiện bài bản, thận trọng, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước; tạo được niềm tin cao trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tỉnh. Qua đó, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như: Một là, coi trọng công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, Nghị quyết của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất trong ý chíhành động và triển khai thực hiện của các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị, của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Hai làbám sát yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; chú trọng việc thực hiện quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời thực hiện nghiêm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị; đồng thời phát huy dân chủ, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Ba là, việc triển khai đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ là công việc hệ trọng, phức tạp, nhạy cảm, vì vậy, cần có quyết tâm cao, tiến hành thận trọng, kỹ lưỡng, khách quan, khoa học, coi trọng tổng kết thực tiễn theo từng bước chặt chẽ và phát huy dân chủ trong nội bộ. Bên cạnh việc lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp xác đáng cần khẩn trương, mạnh mẽ trong quyết định những vấn đề đã rõ, cụ thể để bảo đảm yêu cầu tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Bốn là, khi hợp nhất các cơ quan, tổ chức phải nghiên cứu kỹ thời điểm khi có đủ điều kiện hợp nhất. Trong đó, có tính đến điều kiện của địa phương (về địa lý, quy mô dân số, trụ sở làm việc khi bố trí hợp nhất). Năm làthực hiện đề án vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp và tiêu chuẩn chuyên môn nghề nghiệp, khung năng lực từng vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập làm cơ sở để tuyển dụng, phân công, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng tinh giản, gọn nhẹ và nâng cao chất lượng. Đẩy mạnh thực hiện việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức hằng năm vào kết quả, hiệu quả hoạt động và công tác của cơ quan, đơn vị; đảm bảo nguyên tắc khách quan, công bằng, tập trung dân chủ. Đồng thời, thực hiện việc tinh giản biên chế đối với những cán bộ, công chức, viên chức không đủ tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe, phẩm chất đạo đức và hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ. Sáu , định kỳ hằng năm kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, động viên khen thưởng các cấp ủy, cơ quan, đơn vị và đảng viên làm tốt, hiệu quả./.