Chương trình 1: Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đảng ủy Khối chỉ đạo cấp ủy các đơn vị thuộc khối giáo dục tập trung triển khai, thực hiện việc học tập và làm theo Bác; thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII và Kết luận số 21-KL/TW về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với các phong trào thi đua của ngành, góp phần xây dựng nề nếp, kỷ cương của nhà trường ngày một tốt hơn. Nhiều đảng viên, nhất là các đồng chí cán bộ quản lý thể hiện được tính tiên phong, gương mẫu trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thực sự là tấm gương tiêu biểu trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị tại đơn vị. Công tác giáo dục chính trị tư tường và công tác kiểm tra giám sát được các cấp ủy thường xuyên quan tâm lãnh đạo, thực hiện các cuộc kiểm tra, giám sát của cấp ủy về việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Kết luận số 51-KL/TW, ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 về đối mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Kết quả kiểm tra, giám sát cho thấy không có đơn vị nào bị xứ lý vi phạm.
Chương trình 2: Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thông giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Đảng bộ khối có 02 trường Cao đẳng, 01 trường Trung học chuyên nghiệp. 02 trung tâm hướng nghiệp tin học ngoại ngữ, dạy nghề và giáo dục thường xuyên (từ tháng 3/2024 sáp nhập thành trung tâm) 02 trung tâm giáo dục, chữa bệnh xã hội thuộc Đảng bộ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Đảng ủy Khối đẩy mạnh công tác tuyền truyền về xây dựng “xã hội học tập”; vận động người dân tích cực học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, xây dụng các mô hình học tập phù hợp, thực hiện mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập và đơn vị học tập. Thông qua việc tổ chức Tuần lễ hưởng ứng hộc tập suốt đời ngay từ đầu tháng 10 hàng năm đã nâng cao nhận thức về học tập suốt đời và góp phần xây dựng xã hội học tập tại cơ quan, đơn vị; tạo cơ hội cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở mọi lứa tuổi tham gia học tập, cập nhật kiến thức, kỹ năng, nâng cao trình độ hiểu biết về các lĩnh vực trong đời sống xã hội và các chương trình giáo dục về kỹ năng sống cho mọi người. Công tác giáo dục hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho học sinh là một trong những nội dung được các trung tâm chú trọng thực hiện. Với cách tiếp cận giáo dục cho học sinh phát triển theo năng lực và phẩm chất người học, ngay từ bậc học trung học cho các em học sinh có năng khiếu được định hướng và tạo môi trường phát triển, công tác dạy nghề phổ thông cho học sinh được các trung tâm quan tâm đầu tư theo kế hoạch của đơn vị.
Chương trình 3: Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục; coi trọng quản lý chất lượng. Công tác quản lý Nhà nước về giáo dục đào tạo ở khối các chi, đảng bộ khối giáo dục được quan tâm hơn theo hướng thiết chặt kỷ cương, nề nếp; tăng cường vai trò công tác tham mưu, nắm chắc văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện, các hoạt động về giáo dục trên địa bàn được quản lý chặt chẽ. Hàng năm, ngành Giáo dục tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, điều hành quản lý chặt chẽ về tài chính, con người, chuyên môn và các hoạt động khác. Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với người đứng đầu các đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn; triển khai công tác dự báo, đổi mới quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục được quan tâm; cơ cấu đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý từng bước được điều chinh hợp lý.
Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội được tăng cường; có sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong các hoạt động giáo dục, nhất là trong giáo dục đạo đức, nhân cách. Qua đó, chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh, sinh viên, tiếp tục được duy trì và giữ vững qua từng năm học. Công tác giáo dục gắn với nghiên cứu khoa học được các nhà trường quan tâm chỉ đạo, nhiều giáo viên có đề tài, sáng kiến kinh nghiệm cấp guốc gia, cấp tỉnh, cấp ngành được ứng dụng, đặc biệt là các đề tài và thí nghiệm thực hành nghề nghiệp. Học sinh, sinh viên hình thành thói quen ở một số hoạt động nghiên cứu khoa học trong các giờ học. Biết phân tích, so sánh kết quả, thu thập dữ liệu, xử lý thông tin. Chất lượng giáo dục ngày một chuyển biến, tỷ lệ học sinh khá giỏi, học sinh có hạnh kiểm khá, tốt được nâng lên.
Chương trình 4: Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Thực hiện công tác đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn hàng năm, cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên vững vàng về lập trường tư tưởng, yêu nghề, có năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu dạy và học. Công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên hàng năm được quan tâm, chỉ đạo. Tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ trung cấp, cao cấp lý luận chính trị được tăng theo hăng năm, số cán bộ quản lý mới bổ nhiệm được cử đi học lý luận chính trị nhằm nâng cao trình độ lý luận, công tác tự bồi dưỡng và bồi dưỡng giáo viên được thực hiện thường xuyên. Việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ quản lý và nhà giáo luôn đảm bảo đúng và đầy đủ theo quy định hiện hành. Chỉ đạo khối giáo dục thực hiện áp dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học hiệu quả. Chỉ đạo các đơn vị khôi trường học dạy học qua internet, trên truyền hình; tổ chức giao ban, hội họp trực tuyến; thường xuyên đua tin các hoạt động giáo dục trên trang web của đơn vị, trang thông tin điện tử.
Chương trình 5: Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, tăng cường cơ sở vật chất, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục. Hàng năm, các đơn vị khối giáo dục bố trí nguồn kinh phí hợp lý để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng phục vụ dạy học. Chi sự nghiệp giáo dục được phân bổ xác định theo tỷ lệ giữa tổng quỹ lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương và chi khác, đảm bảo hoạt động thường xuyên. Việc sử dụng nguồn kinh phí, sử dụng ngân sách Nhà nước đảm bảo chi đúng nguyên tắc và Luật Ngân sách. Thực hiện nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị. Công tác xã hội hóa cho giáo dục được cấp ủy các đơn vị quan tâm chỉ đạo. Hàng năm, huy động được từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tài trợ dưới nhiều hình thức, tăng cường cơ sở vật chất cho các đơn vị tạo nguồn trao tặng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, học sinh đạt thành tích cao trong học tập./.