DetailController

Giáo dục

Kết quả 05 năm triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về công tác phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em

07/10/2019 00:00
Theo tổng hợp, đến ngày 30/6/2019, toàn tỉnh có 221.159 trẻ (Trong đó 115.160 trẻ em Nam, Nữ: 105.999 trẻ em). Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là: 17.702 trẻ em, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non là 40,6%; Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non là 96,8%; Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở bậc tiểu học và trung học là 100%.
Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, Viettel Hòa Bình trao các suất quà cho các em học sinh trong Chương trình “Vì em hiếu học”.

Thống kê của Tòa án tỉnh, từ 01/01/2015 đến nay, tổng số vụ ly hôn trên địa bàn tỉnh là 7.466 vụ; (Trong đó có 2.500 trẻ em, trẻ em dưới 7 tuổi là 990 trẻ, từ 7 tuổi đến dưới 18 tuổi là 1.510 trẻ), số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2019 có lũy kế là: 11.106 trẻ.  Theo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, từ năm 2011 đến 2014, tổng số trẻ em bị xâm hại trên địa bàn tỉnh là 76 trẻ, trong đó xâm hại tình dục: 75 trẻ và mua bán trẻ em 01 trẻ (nạn nhân đều là trẻ em nữ, dưới 6 tuổi: 10 em, từ 6 tuổi đến dưới 13 tuổi: 21 em, từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: 45 em. Từ ngày 01/01/2015 đến 30/6/2019, toàn tỉnh đã xảy ra 94 vụ, 96 trẻ em là nạn nhân; 103 đối tượng xâm hại trẻ em. Trong đó: Hiếp dâm trẻ em 46 vụ, 47 đối tượng; Dâm ô trẻ em 12 vụ, 12 đối tượng; Giao cấu với trẻ em 26 vụ, 26 đối tượng;  Mua bán trẻ em 1 vụ, 4 đối tượng; Bắt cóc trẻ em 1 vụ, 1 đối tượng; Chiếm đoạt trẻ em 1 vụ, 1 đối tượng. Hình thức khác 1 vụ, 1 đối tượng. (Cướp giật tài sản của trẻ em) Hành vi cố ý gây tổn hại thể chất, tinh thần 6 vụ, 11 đối tượng.Về giới tính trẻ em bị xâm hại: có 87 trẻ em nữ, 09 trẻ em nam; về độ tuổi trẻ em bị xâm hại: Dưới 6 tuổi: 17 em, từ 6 tuổi đến dưới 13 tuổi: 29 em, từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: 40 em... Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục trên địa bàn toàn tỉnh Hòa Bình đang có diễn biến rất phức tạp và ngày càng nghiêm trọng. Đây là hậu quả thể hiện sự suy đồi xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức xã hội, trong đó có các trường hợp đã gây phẫn nộ và bức xúc gay gắt trong dư luận quần chúng nhân dân… Trong đó, địa bàn xảy ra hành vi xâm hại trẻ em từ năm 2015 - 2019 ở cả 11 huyện. thành phố.

Trước tình hình trên, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo tăng cường vai trò quản lý nhà nước và giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các đơn vị trong hoạt động bảo vệ trẻ em; đặc biệt là tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi giải trí an toàn, lành mạnh, tham gia hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và phát triển các thiết chế văn hóa thể thao dành cho trẻ em... Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể xây dựng Kế hoạch kiểm tra, giám sát từ cấp tỉnh đến cơ sở trong công tác tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, Chương trình, Kế hoạch liên quan tới công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em giai đoạn 2016 - 2020. Công tác tuyên truyền luôn được quan tâm, chỉ đạo nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cán bộ, đảng viên, nhân dân và sự đồng thuận trong xã hội về công tác phòng, chống xâm hại trẻ em thông qua các hoạt động tập huấn, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Các tổ chức chính trị - xã hội như Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên đã tham gia tích cực vào việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng, làm tuyên truyền viên, cộng tác viên cho một số chương trình về bảo vệ trẻ em, qua đó góp phần ngăn chặn các nguy cơ trẻ em bỏ nhà hoặc sa vào các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khoá, họp phụ huynh học sinh, hoạt động của các câu lạc bộ, đội, nhóm, Diễn đàn, hội thi, hội diễn…Công tác xây dựng môi trường sống an toàn cho trẻ em được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh, đã duy trì và xây dựng được 200/210 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em... Hướng dẫn Công an các cấp quy trình, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; các biện pháp điều tra thân thiện với trẻ em, đặc biệt là trẻ em bị xâm hại tình dục; nâng cao năng lực, kỹ năng cho lực lượng công an các cấp về điều tra, xử lý tội phạm xâm hại trẻ em...

Tuy nhiên công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong thời gian qua, những hạn chế, khó khăn như: Sự quan tâm của một số cấp uỷ đảng, chính quyền có lúc, có nơi còn hạn chế; nguồn kinh phí cho việc triển khai các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đặc biệt là việc phòng, chống xâm hại trẻ em còn hạn hẹp; cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em tại các xã, phường, thị trấn là kiêm nhiệm 100% nên thời gian đầu tư cho công tác trẻ em ít do vậy việc quản lý, nắm thông tin, tình hình của trẻ em chưa được bao quát, kịp thời, nhất là trong việc can thiệp, trợ giúp các em bị bạo lực, bị xâm hại. Công tác chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, giám sát thực hiện các Luật trẻ em của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa được coi trọng... đã làm ảnh hưởng tới việc triển khai các hoạt động can thiệp, trợ giúp cho trẻ em là nạn nhân.

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về công tác phòng, chống xâm hại trẻ em, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai đồng bộ công tác tuyên truyền, phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm xâm hại trẻ em, hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân các vụ xâm hại trẻ em. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác đảm bảo an ninh trật tự nói chung, trong đấu tranh, phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em nói riêng. Công tác phối hợp tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật được tăng cường, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân được nâng lên, nhất là khu vực trọng điểm, các trường học, các xã, thôn, bản vùng sâu, vùng xa tham gia tích cực vào công tác phòng, chống tội phạm. Các lực lượng chức năng đã chủ động nắm chắc tình hình tại các địa bàn, khu vực phục vụ có hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh; các vụ việc xảy ra đều nhanh chóng điều tra, giải quyết, xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật; công tác quản lý hành chính Nhà nước được tăng cường, nhất là quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, quản lý các văn, ấn phẩm đồi trụy... những kết quả đó đã thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật,góp phần đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.