Nhờ đó, việc triển khai đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã được UBND các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nghiêm túc, mô hình thông tin, PBGDPL, hòa giải cơ sở đã hoạt động hiệu quả. Cấp ủy đảng, chính quyền đã nhận thức đầy đủ hơn về mục đích, ý nghĩa và nội dung đánh giá các tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật; đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, rà soát, đánh giá các tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật; bố trí phân công công chức quản lý, theo dõi thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tư pháp.
Thông qua đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cấp xã thấy được thực trạng tiếp cận pháp luật của địa phương mình để từ đó có giải pháp cải thiện các điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở. Đồng thời, có những tác động tích cực đến việc bảo đảm điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở; tăng cường trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm cơ sở vật chất, các điều kiện khác nhằm nâng cao chất lượng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở từ đó có giải pháp xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; giúp người dân ở cơ sở nắm bắt, thực hiện và được quyền tiếp cận thông tin liên quan đến đời sống của mình; phát huy quyền dân chủ trực tiếp; người dân được tham gia bàn bạc và quyết định những vấn đề có liên quan đến đời sống khu dân cư cũng như được hưởng những chính sách xã hội theo quy định.
Trong các năm 2022 và 2023, đã tổ chức 34 hội nghị triển khai nội dung thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Thông tư số 09/2021/TT-BTP với khoảng 3.400 lượt người tham dự các đối tượng là cán bộ, công chức phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, Hòa giải viên, tuyên truyền viên pháp luật, người làm công tác PBGDPL và nhân dân ở thôn, bản, tổ dân phố....
Năm 2022, toàn tỉnh có 143/151 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt tỷ lệ 94,7%. 08 xã, phường chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Năm 2023, toàn tỉnh có 142/151 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt tỷ lệ 94%. 09 xã, phường chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Không có xã, phường, thị trấn bị thu hồi hoặc hủy bỏ quyết định công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Các mô hình, giải pháp, sáng kiến đã được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật nói chung và các mô hình điển hình về phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hiệu quả nói riêng tại địa phương củng cố nhân rộng các mô hình mới về phổ biến, giáo dục pháp luật như: Mô hình Phụ nữ với pháp luật, câu lạc bộ Thanh niên với pháp luật; Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật; Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ, mô hình tuyên truyền, tư vấn, tiếp cận pháp luật và hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính trên dịch vụ công trực tuyến cho người dân tại cơ sở… và duy trì hoạt động tại địa phương góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật tại các xã, phường, thị trấn.
Như vậy, công tác xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm góp phần thúc đẩy tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả, hướng tới môi trường pháp lý tiến bộ tại cấp cơ sở; quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, người dân được đảm bảo, thực hiện theo Hiến pháp và pháp luật. Việc triển khai các nhiệm vụ này cũng là cơ sở quan trọng nhằm tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân, đặc biệt là tại cơ sở, góp phần nâng cao trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ liên quan đến chuẩn tiếp cận pháp luật. Giúp chính quyền cấp xã thấy được những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo, điều hành, triển khai các nhiệm vụ chuyên môn để có giải pháp khắc phục, thực hiện đạt kết quả tốt hơn góp phần tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, thực thi nhiệm vụ chuyên môn của chính quyền cấp xã; nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp xã; đồng thời đề xuất, kiến nghị hoàn thiện thể chế, chính sách về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cũng như công tác thi hành pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật./.