Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh bảo đảm theo đúng quy định. Kết quả: Giảm 01 đơn vị hành chính cấp huyện và giảm 59 đơn vị hành chính cấp xã. Đến nay, trên địa bàn tinh có 10 huyện, thành phố và 151 xã, phường, thị trấn. Sau sắp xếp, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tổ chức chính trị - xã hội và hoạt động của các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mới được triển khai cơ bản thuận lợi, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định.
Tuy nhiên, sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2021, đến nay còn một số khó khăn, bất cập sau: Quy mô tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong tỉnh không đồng đều. Số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư sau sắp xếp chiếm trên 25% tổng số cán bộ, công chức cấp xã trước khi sắp xếp. Đồng thời cũng trong giai đoạn 2019-2021, cấp xã phải triển khai thực hiện 03 chủ trương lớn đó là: Đại hội Đảng các câp nhiệm kỳ 2020 -2025; Triển khai thực hiện Nghị định số 34/2019/NĐ-CP, ngày 24/4/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (trong đó giảm mỗi xã, phường, thị trấn 02 biên chế và không có lộ trình thực hiện; thực hiện Đề án của Bộ Công an về điều động Công an chính quy đảm nhận các chức danh Công an xã, theo đó giảm 01 biên chế công chức là Trưởng Công an xã. Lộ trình hoàn thành việc sắp xếp cán bộ dôi dư xong trước 31/12/2024.
Với đặc thù là tỉnh miền núi, địa hình sông núi cách trở, giao thông đi lại khó khăn, một số xã sáp nhập từ 3 đến 4 xã địa bàn rộng ảnh hưởng đến hoạt động của người dân nhất là trong thực hiện các thủ tục hành chính nên sau khi sáp nhập vẫn phải bố trí một số phòng, ban chuyên môn làm việc tại các trụ sở cũ. Một số xã, phường, thị trân sau khi sáp nhập, có cơ sở vật chất tại trụ sở chính không đảm bảo, nêu tập trung tât cả các bộ phận vê làm việc tại một trụ sở thì không đáp ứng được nhu cầu làm việc. Một số trụ sở Ủy ban nhân dân xã dôi dư, trong thời gian chờ xử lý việc thực hiện trông coi bảo quản tài sản chưa đảm bảo theo quy định, còn để tài sản xuống cấp, hư hỏng,...
Thực hiện Kết luận số 48-KL/TW, ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xêp đơn vị hành chính câp huyện, câp xã giai đoạn 2023-2030, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị sô 44-CT/TU về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình với mục tiêu: Đến năm 2025: Hoàn thành sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định; đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% quy định; đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định. Đến năm 2030: Hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã còn lại có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân sô dưới 100% quy định; đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 200% quy định; đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 300% quy định.
Sau khi triển khai, thực hiện rà soát, đối chiếu quy mô diện tích, dân số các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh, kết quả: Tỉnh Hòa Bình không có đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phải sắp xếp theo quy định; không đề xuất sắp xếp đơn vị hành chính câp huyện, câp xã giai đoạn 2023-2025 và giai đoạn 2026-2030. Do đó, Ban Thường vụ Tinh ủy thống nhất không triển khai các văn bản sau: Kế hoạch triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025 và giai đoạn 2026-2030. Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025 và 2026-2030 (theo Phụ lục 1 kèm theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội). Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025 và 2026-2030 (theo Phụ lục 2 kèm theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, ngày 12/7/2023 của Uy ban Thường vụ Quốc hội). Ban hành chính sách hỗ trợ đôi với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của cơ quan, tổ chức do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025 và 2026-2030. Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai, thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025 và 2026-2030. Các văn bản khác có liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ, báo cáo theo tiến độ quy định tại Kế hoạch kèm theo Nghị quyết số 117/NQ-CP.
Để tiếp tục tập trung tháo gỡ, khắc phục các vướng mắc, bất cập trong công tác sắp xếp đơn vị hành chính câp huyện, câp xã trên địa bàn tinh giai đoạn 2019-2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị:
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tập trung tháo gỡ, khắc phục các vướng mắc, bất cập trong công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2021.
Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, các địa phương sớm hoàn thiện các quy hoạch đang triển khai xây dựng, trình cấp có thầm quyền xem xét, ban hành; tô chức rà soát, điều chỉnh hoặc lập, thâm định, phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy chế quản lý kiến trúc trên địa bàn tỉnh theo quy định; tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các địa phương và các cơ quan liên quan thực hiện phương án sắp xếp, xử lý các trụ sở, tài sản dôi dư sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính theo quy định để tránh hư hỏng, lãng phí./.