Theo kế hoạch, trong năm 2023 và 3 năm 2023 – 2025 sẽ tập trung triển khai một số nội dung sau:
Hỗ trợ xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường bức xúc ở địa phương: Hỗ trợ xử lý triệt để 02 điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật tại kho thuốc bảo vệ thực vật thôn Mỵ Thanh, xã Mỵ Hòa, huyện Kim Bôi và Hang đá - Khu 3 - TT. Mường Khến, huyện Tân Lạc.
Hỗ trợ công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn toàn tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Hòa Bình.
Thực hiện phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường: Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; Xây dựng Quy hoạch bảo vệ môi trường, cơ chế thực hiện, mô hình quản lý bảo vệ môi trường ở địa phương. Thực hiện nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trên địa bàn toàn tỉnh đối với mô hình điểm khu dân cư thực hiện bảo vệ Môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đã triển khai tại tổ 12, phường Thịnh Lang, thành phố Hoà Bình; mô hình phụ nữ tự quản về bảo vệ môi trường…; xây dựng các mô hình vệ sinh môi trường tự quản, mô hình thu gom, xử lý, tái chế chất thải; Ứng dụng công nghệ tiên tiến và các mô hình điểm về công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường; Tăng cường xã hội hóa và đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường ở các địa phương.
Bảo đảm hoạt động của hệ thống quan trắc môi trường theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và Môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 thuộc thẩm quyền của địa phương. Xây dựng và thực hiện các chương trình quan trắc hiện trạng môi trường, các tác động đối với môi trường và tổng hợp số liệu về môi trường hàng năm.
Ban hành danh mục đối với các ngành, lĩnh vực sản xuất tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường để hạn chế đầu tư tại địa phương. Hạn chế cấp phép đối với các dự án có nguy cơ, tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường. Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng hoá chất, thuốc BVTV, phân bón hoá học dùng trong nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường phối hợp với Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh, mua bán, sử dụng hoá chất, thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật.
Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu phế liệu, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng gây nguy hại cho môi trường theo hướng không cho phép nhập khẩu các loại phế liệu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, những loại phế liệu có hiệu quả tái chế thấp, những loại phế liệu trong nước đang sẵn có hoặc đáp ứng được nhu cầu nguồn nguyên liệu, phế liệu.
Thực hiện tốt công tác thẩm định đánh giá tác động môi trường; phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm; tiến hành thanh tra, kiểm tra. Đề xuất xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Thực hiện tốt việc quản lý chất thải: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về: Quyết định ban hành quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Hoà Bình; Quyết định ban hành quy định về quản lý chất thải; cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh Hoà Bình; Quyết định ban hành quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hoà Bình; Quyết định ban hành quy định quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
Thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học: Triển khai Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tăng cường kiểm soát tình trạng chặt phá rừng trái phép và tình trạng mua bán, vận chuyển lâm sản, động vật hoang dã, chặt phá rừng trái pháp luật. Kiên quyết đấu tranh xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Sử dụng hợp lý các giá trị đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển dịch vụ hệ sinh thái có sự tham gia của cộng đồng địa phương, từng bước nâng cao đời sống của người dân trong các khu vực bảo tồn...
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường: Xây dựng kế hoạch và phối hợp với các Sở, Ngành chính quyền địa phương tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, thông tin, truyền thông Luật Bảo vệ môi trường, các văn bản pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, các cơ sở, doanh nghiệp trong thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường. Tăng cường thông tin, truyền thông về công tác bảo vệ môi trường; Vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa thân thiện với môi trường, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.../.