Theo đó, tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ , đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về ý nghĩa đặc biệt và nhân v n của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, công lao của các Vua Hùng và các bậc tiền nhân trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc; qua đó nâng cao nhận thức của toàn xã hội về truyền thống văn hiến, yêu nước, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, lòng tự hào về cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo sự thống nhất cao trong ảng, sự đồng thuận xã hội đối với công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; cổ vũ các tầng lớp Nhân dân chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc; đồng thời, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đại diện của nhân loại được UNESCO ghi danh.
Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm phải bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả, đúng các quy định hiện hành; mang ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục sâu sắc với nhiều nội dung và hình thức mới, có sức lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo sự quan tâm của các tầng lớp Nhân dân; gắn với tuyên truyền Kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023), Ngày Quốc tế lao động (1/5), tạo không khí vui tươi, phấn khởi, thi đua yêu nước trong các tầng lớp Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong năm 2023.
Hình thức tuyên truyền: Trên báo chí, phát thanh, truyền hình, các website, trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của các ban, sở, ngành và các địa phương. Thông qua Hội nghị Báo cáo viên, sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội để thông tin, tuyên truyền. Tổ chức tuyên truyền qua hệ thống panô, áp phích, bảng điện tử tại các tuyến phố các địa điểm công cộng,…Tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao.
Các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc; Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm sự kiện; chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền trước, trong và sau lễ hội bảo đảm đúng định hướng tư tưởng chính trị, trong đó chú trọng tuyên truyền trên báo chí, cổng/trang thông tin điện tử, mạng xã hội, tuyên truyền cổ động trực quan, thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và các ấn phẩm tuyên truyền.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động phối hợp với các địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền nhất là tuyên truyền cổ động trực quan đảm bảo phù hợp, thiết thực, hiệu quả.
Sở Thông tin và Truyền thông theo dõi, quản lý chặt chẽ thông tin trên báo chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, việc biên soạn, phát hành các tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền lễ hội. Kịp thời ngăn chặn, gỡ bỏ các thông tin xấu độc và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi đăng tải, phát tán thông tin sai trái, không đúng định hướng.
Báo Hòa Bình; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Tạp chí Văn nghệ Hòa Bình bám sát chỉ đạo, định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; tăng cường các tuyến tin, bài, phóng sự, các chương trình với nội dung phong phú, sinh động, có chất lượng tuyên truyền về Lễ hội Đền Hùng năm 2023 đến đông đảo các tầng lớp Nhân dân.
Ban tuyên giáo, ban tuyên huấn các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền về Lễ hội Đền Hùng năm 2023 bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, hướng đến nhiều đối tượng, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc về ý nghĩa của Giỗ Tổ Hùng Vương, về công tác tổ chức nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm trên toàn quốc, báo cáo kịp thời Thường trực cấp ủy và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy./.