DetailController

Quốc phòng - An ninh

Hướng dẫn, rà soát, kiện toàn tổ hòa giải, hòa giải viên ở cơ sở; mô hình điển hình về PBGDPL, hòa giải ở cơ sở và đề xuất các giải pháp duy trì kết quả xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và hỗ trợ cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh

25/04/2023 15:33
Thực hiện Kế hoạch số 26/KH-UBND, ngày 17/02/2023 về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 trên địa bàn tỉnh, ngày 21/4/2023 Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 792/STP-PBGDPL về việc hướng dẫn, rà soát, kiện toàn tổ hòa giải, hòa giải viên ở cơ sở; mô hình điển hình về PBGDPL, hòa giải ở cơ sở theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp tại Quyết định số 1723/QĐ-BTP và đề xuất các giải pháp duy trì kết quả xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và hỗ trợ cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Cụ thể như sau:

Trong triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành:

Rà soát, kiện toàn, củng cố tổ hòa giải và hòa giải viên ở cơ sở trên địa bàn. Phối hợp tổ chức tập huấn, lồng ghép tổ chức tập huấn hoặc cung cấp tài liệu cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở bằng hình thức phù hợp và thực hiện kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn. Đề nghị chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc chi hỗ trợ thù lao cho hòa giải viên tham gia các vụ việc hòa giải thành, chi hỗ trợ hoạt động của tổ hòa giải (căn cứ vào Nghị quyết số 113/NQ-HĐND, ngày 05/12/2014, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình quy định mức chi cho công tác hòa giải ở cơ sở).

Về mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải ở cơ sở hoạt động có hiệu quả được công nhận:

 Mô hình điển hình về PBGDPL hoạt động hiệu quả phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Tiêu chí 2 “Tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật” theo quy định của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg đạt điểm số tối đa. Huy động được nguồn lực hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp huyện hướng dẫn, khuyến khích nhân rộng; trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá, được cơ quan có thẩm quyền cấp huyện trở lên tặng Giấy khen, Bằng khen hoặc hình thức khen thưởng khác vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai mô hình này.

Mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: 100% tổ hòa giải của xã được hỗ trợ kinh phí triển khai hoạt động của tổ hòa giải và thù lao cho hòa giải viên đúng quy định pháp luật hòa giải ở cơ sở (Nghị quyết số 113/NQ-HĐND, ngày 05/12/2014, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình quy định mức chi cho công tác hòa giải ở cơ sở). Có hoạt động phối hợp với Tòa án nhân dân cấp huyện, Hội Luật gia cấp huyện, các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tổ chức, cá nhân có hiểu biết pháp luật trong tập huấn, bồi dưỡng cho hòa giải viên hoặc tham gia hỗ trợ hòa giải. Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp huyện hướng dẫn, khuyến khích nhân rộng; trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá, được cơ quan có thẩm quyền cấp huyện trở lên tặng Giấy khen, Bằng khen hoặc hình thức khen thưởng khác vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai mô hình này.

Tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở được hòa giải thành (sau đây gọi chung là vụ, việc hòa giải thành):

Cách tính tỷ lệ %: Tỷ lệ % = (Tổng số vụ, việc hòa giải thành/Tổng số vụ, việc được thực hiện hòa giải ) x 100.

Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo, hướng dẫn tổ hòa giải trên địa bàn rà soát, tổng hợp, báo cáo kết quả vụ, việc hòa giải thành và vụ, việc hòa giải không thành để tổng hợp, xác định tỷ lệ % phục vụ việc đánh giá, công nhận.

(Lưu ý: Tham khảo thêm tại cuốn Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ về chuẩn tiếp cận pháp luật của Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp (đã được cấp phát).

Hướng dẫn, đề xuất các giải pháp duy trì kết quả xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và hỗ trợ cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật:

Đối với cấp xã đã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục duy trì kết quả trong giai đoạn tiếp theo. Sở Tư pháp - cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh sẽ thực hiện việc kiểm tra lồng ghép với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm.

Đối với cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Thực hiện theo Quyết định 25/2021/QĐ-TTg; Thông tư 09/2021/TT-BTP và Công văn hướng dẫn chi tiết của Sở Tư pháp về việc hướng dẫn các quy định công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Thành lập Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định Thông tư số 09/2021/TT-BTP. Chỉ đạo các Phòng chuyên môn trực thuộc tham mưu giúp việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định Thông tư số 09/2021/TT-BTP.  Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức triển khai thực hiện Thông tư số 09/2021/TT-BTP và phân công công chức chuyên môn theo dõi thường xuyên, chấm điểm, đánh giá từng tiêu chí, chỉ tiêu gắng với trách nhiệm, nhiệm vụ của công chức hướng dẫn cấp xã.

Theo định kỳ báo cáo kết quả lồng ghép trong báo cáo công tác PBGDPL 6 tháng, hằng năm gửi về Sở Tư pháp để tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.