Các cấp hội tăng cường khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn. Hiện tổng dư nợ là trên 367 tỷ đồng cho 45.644 hộ vay, trong đó: dư nợ mới năm 2010 là: trên 33 tỷ đồng cho 3.770 hộ nghèo vay, trong đó có 713 hộ phụ nữ nghèo làm chủ hộ. Duy trì kiểm tra các huyện/thành phố nhận thấy việc sử dụng vốn của Ngân hàng chính sách xã hội đúng mục đích, có hiệu quả, chủ yếu là chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp, một số ít vay phát triển tiểu thủ công nghiệp. Các cấp Hội đôn đốc, quản lý thu hồi lãi, vốn đúng kỳ.
Duy trì làm tốt công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ, làm kinh tế giỏi. Kết quả đã vận động được 68.047 hội viên giúp cho 11.260 hội viên với nhiều hình thức như:Giúp tiền, ngày công, con giống với tổng gía trị là trên 2,1tỷ đồng. Hội quan tâm tới phụ nữ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phụ nữ không nơi nương tựa, phụ nữ đơn thân, phụ nữ bị nhiễm HIV/AIDS, trong năm đã giúp đỡ 3.549 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.
Các cấp Hội phối hợp với Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức được 338 lớp tập huấn về chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 16.900 cán bộ, hội viên phụ nữ. Qua các lớp tập huấn học viên được tiếp cận về các kiến thức khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi, cách tổ chức các mô hình kinh tế nhỏ và vừa. Phối hợp mở 139 lớp dạy nghề, tập huấn cho 4.196 hội viên phụ nữ. Chủ yếu là các nghề mây tre đan xuất khẩu, dệt thổ cẩm, chổi chít; tập huấn kỹ năng kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ. Làm tốt như huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn, Thành phố, Yên Thuỷ, Tân Lạc.Tư vấn giới thiệu việc làm cho trên 1.000 lao động, trong đó có 90 lao động được tuyển đi làm việc tại các khu công nghiệp trong nước nay đã có việc làm ổn định có mức thu nhập từ 1.800.000-2.600.000 đồng/ tháng.
Khoa học rất cần thiết đối với phụ nữ và phụ nữ có vai trò lớn trong việc tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tăng giá trị kinh tế. Tuy nhiên, phụ nữ cũng đang gặp một số khó khăn cản trở đến việc tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thông tin đến phụ nữ chưa đầy đủ, còn nặng nề về lý thuyết và thiếu kiến thức thực hành nhất là mô hình để chị em phụ nữ học tập nên việc vận dụng khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất còn khó khăn. Một bộ phận phụ nữ còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại thiếu ý chí vươn lên, chậm thay đổi nhận thức, còn làm theo kinh nghiệm, chưa tiếp cận với cách làm ăn mới, sản phẩm làm ra chưa được thị trường chấp nhận, khó tiêu thụ, thu nhập thấp.Í t có điều kiện thăm quan thực tế những mô hình sản xuất có hiệu quả để trao đổi kinh nghiệm.
Để tăng cường vai trò của phụ nữ tham gia ứng dụng khoa học vào thực tiễn, hàng năm Nhà nước, địa phương nên trích một phần kinh cho Hội để tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn thực hành, xây dựng các mô hình trình diễn, ứng dụng đề tài chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt để phụ nữ học tập làm theo, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục để cán bộ hội viên hiểu rõ tác dụng của khoa học kỹ thuật đối với đời sống sức khoẻ của phụ nữ, tuyên truyền nhân rộng mô hình làm ăn có hiệu quả, khuyến khích động viên kịp thời.