DetailController

Sức khỏe - Đời sống

Hội nghị chuyên đề về công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh

14/06/2021 00:00
Ngày 11/6, Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 và 6 tháng năm 2021. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh. Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tuyến tới 10 điểm cầu huyện thành phố và 101 điểm cầu cấp xã, với 2.500 đại biểu.
Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.

Tỉnh ta là một trong những tỉnh đầu tiên thành lập hệ thống phối hợp liên ngành về công tác trẻ em từ tỉnh đến cơ sở. Ở cấp tỉnh và huyện là Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình công tác trẻ em, cấp xã là Ban Bảo vệ trẻ em. Tính ngày 31/5/2021, tổng số trẻ em toàn tỉnh là 223.215 trẻ em chiếm 25,91% dân số của tỉnh. Trong đó, có 2.333 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và 45.611 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

Từ năm 2016, Ban Chỉ đạo công tác trẻ em của tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về lĩnh vực trẻ em. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức 162 lớp tập huấn, 1.639 hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em và truyền thông trực tiếp cho hơn 7.50.000 lượt người đã tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cán bộ, đảng viên, nhân dân và sự đồng thuận trong xã hội về công tác phòng, chống xâm hại trẻ em, bảo vệ trẻ em. Cùng với hoạt động tuyên truyền, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh phối hợp với các cơ quan, đon vị và các nhà hảo tâm vận động, quyên góp và tổ chức tặng nhiều phần quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Trung tâm tim mạch- Bệnh viện E tổ chức phẫu thuật nụ cười, phẫu thuận vận động, tim bẩm sinh miễn phí cho các em; thăm hỏi động viên gia đình các em không may bị đuối nước,… Tổng giá trị mà Quỹ Bảo trợ trẻn em tỉnh đã vận động, hỗ trợ cho trẻ em là 7,9 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích vận thường xuyên xảy ra, trong đó, tai nạn đuối nước là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong cho trẻ nhỏ. Tình hình bạo lực, xâm hại trẻ em ngày càng diễn biến phức tạp, với mức độ, tính chất ngày càng nguy hiểm. Giai đoạn 2016-2020 và 6 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 126 trẻ bị chết đuối, 125 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Trước thực trạng trên, Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội đã phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường ban hành nhiều kế hoạch, công văn chỉ đạo, hướng dẫn về công tác phòng, chống đuối nước và phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm xâm hại trẻ em. Hướng đến mục tiêu cao nhất bảo vệ trẻ em, để trẻ được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, phát triển đầy đủ thể chất và tinh thần.

Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về những hạn chế, khó khăn và đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em giai đoạn tới. Trong đó tập trung vào các nhiệm vụ: Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp về triển khai giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tăng cường các lớp tập huấn nâng cao năng lức chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; duy trì và nhân rông các mô hình thực hiện quyền trẻ em, như: Ngôi nhà an toàn, công đồng an toàn; thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ đạo bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp; thành lập các nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã để tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em…

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá cao những kết quả công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Đồng thời ghi nhận những đề xuất, giải pháp từ các đơn vị. Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình tai nạn thương tích và trẻ em bị xâm hại vẫn diễn ra và có tính chất nguy hiểm. Do đó, đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bằng nhiều hình thức, từ trực quan, cổ động đến các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức nhiều các lớp tập huấn nâng cao kiến thức tự bảo vệ cho trẻ và kiến thức cho người chăm sóc trẻ. Đồng thời, tăng cường phối hợp, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đặc biệt là công tác phòng ngừa, ngăn chặn hành vị bạo lực, xâm hại trẻ em. Trong đó, sở Nội vụ là cơ quan chủ trì, tiến hành rà soát, nghiên cứu, lựa chọn cán bộ cấp xã làm công tác trẻ em; sở Lao động, Thương Binh và Xã hội phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan thường trực, từng bước đưa ứng dụng khoa học- công nghệ và đề xuất đoàn kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ trẻ; sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm, chỉ đạo nhà trường, cơ sở giáo dục tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, gắn kết mối quan hệ Gia đình – Nhà trường – Xã hội; các cơ quan liên quan thực hiện đúng thẩm quyền, rà soát các văn bản thuộc thẩm quyền, đảm bảo quản lý chặt chẽ công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, xử lý nghiêm minh, kịp thời vụ xâm hại trẻ em. Địa phương trong tỉnh tăng cường kiểm tra, quản lý địa bàn, nhất là những điểm có nguy cơ, dễ xảy ra tai nạn; đồng thời phát huy, nhân rộng các mô hình tiêu biểu, cách làm hay trong chăm sóc và bảo vệ trẻ, hướng đến chủ đề Tháng hành động vì trẻ em năm 2021: “Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh”./.