DetailController

Thời sự trong ngày

Hòa Bình huy động hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, từng bước ổn định và phát triển đời sống vật chất, tinh thần cho người dân

03/01/2024 16:30
Tỉnh Hòa Bình có diện tích tự nhiên 4.662,5km, gồm 10 đơn vị hành chính cấp huyện, 151 xã, phường, thị trấn, dân số trên 90 vạn người. Tỷ lệ người dân tộc thiểu sổ chiếm 74,28%, có 01 huyện nghèo, 145/151 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, chiếm 96% tông số xã toàn tỉnh. Trong đó 59 xã khu vực (KV) III, 12 xã KVII, 74 xã KVI và 86 thôn, xóm diện đặc biệt khó khăn thuộc các xã KVII và KVI; đây cũng được xác định là vùng khó khăn nhất, rốn nghèo của tỉnh.

Trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tiếp tục được tổ chức thực hiện theo đúng đối tượng, địa bàn, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân. Kinh tế, văn hoá, xã hội vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh từng bước ổn định và phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào không ngừng được cải thiện, nâng cao. Thường xuyên quan tâm củng cố, xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đông bào dân tộc thiểu số. Truyền thông, bản săc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc thiểu số được giữ gìn, phát huy, trở thành nguồn lực cho phát triển kinh tế du lịch. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản đảm bảo, khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững chắc.

Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo các ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc tăng cường công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phân công 134 đồng chí cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh theo dõi, phụ trách 151 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh nhằm kịp thời nắm tình hình triển khai, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp. Chỉ đạo lồng ghép các nguồn lực từ 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiếu số và miền núi. Tập trung huy động tối đa mọi nguồn lực, đầu tư cơ cở hạ tầng, hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, nâng cao năng lực cán bộ cấp cơ sở; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng các mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, các thôn bản đặc biệt khó khăn. Tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế, xây dựng các mô hình sản xuât phù hợp giúp đồng bào dân tộc thiểu số tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Hỗ trợ xây dựng một số mô hình liên kết sản xuất, chuỗi giá trị trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi có giá trị kinh tế cao. Từ đó nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số về phát triển kinh tế, xã hội, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Tỷ lệ hộ nghèo trên toàn tinh giảm bình quân khoảng 3%/năm .

Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, quản lý di sản, lễ hội của tỉnh tiếp tục được đẩy mạnh. Tỉnh đã tổ chức thành công Tuần Văn hóa, Du lịch, Lễ hội khai hạ dân tộc Mường với nhiều sự kiện đặc sẳc, nồi bật, thu hút đông đảo Nhân dân và du khách tham gia. Tổ chức Hội nghị chuyên đề công tác quản lý Nhà nước về di tích và lễ hội trên địa bàn tỉnh. Phục dựng một số trò chơi dân gian tiêu biểu của dân tộc Mường phục vụ Nhân dân. Duy trì các lớp dân ca, dân vũ, diễn xướng cho con em các dân tộc, cán bộ văn hoá cơ sở góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của 1.482 đội văn nghệ quần chúng. Hằng năm, các địa phương quản lý, tổ chức trên 50 lễ hội văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch và nhiều hoạt động nổi bật khác. Vận động Nhân dân tích cực thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, phù hợp với phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đặc trưng của từng dân tộc. Coi trọng công tác xây dựng, phát huy vai trò, trách nhiệm của già làng, trưởng thôn, người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay toàn tỉnh có 1.276 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là lực lượng nòng cốt, là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, vận động đồng bào các dân tộc chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc./.