DetailController

Nông, Lâm, Ngư Nghiệp

Hiệu quả từ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh

04/07/2024 17:01
Thời gian qua, các vùng và khu sản xuất trồng trọt tập trung trên địa bàn tỉnh được các huyện, thành phố rà soát, điều tra, đánh giá cụ thể và có sự thống nhất về phương án tổ chức thực hiện với cơ sở. Quy mô sản xuất đều đáp ứng quy định về diện tích tối thiểu của cánh đồng lớn. Sự quan tâm, đồng thuận của các cấp chính quyền, địa phương xác định rõ lợi ích kinh tế phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Hệ thống nhà màng, tưới nhỏ giọt và bón phân tự động của Công ty Cổ phần đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Trường Thịnh, huyện Lạc Thủy

Từ năm 2021 đến nay, tỉnh  tiếp tục thực hiện theo quy hoạch được duyệt tại Quyết định số 3030/QĐ-UBND ngày 23/12/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể vùng và khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh. Năm 2024, các vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh cập nhật, điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch tỉnh đến năm 2030. Ứng dụng Công nghệ thông tin xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý điều hành; trong sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản hoàn thành và phát hành Phần mềm “quản lý cơ sở dữ liệu sâu bệnh hại” bao gồm phần mềm chạy trên nền tảng web tại địa chỉ https://quanlysaubenhhoabinh.com/public/index và ứng dụng trên thiết bị di động (app mobile: Quản Lý Sâu Bệnh HB) gồm các module quản lý người dùng; sinh vật gây hại; quản lý bệnh hại; quản lý số liệu thống kê về canh tác; quản lý bản đồ chuyên đề, phân tích thích nghi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tại địa chỉ https://datnongnghiep.hoabinh.gov.vn/public/bando. Hiện đang triển khai thực hiện cấp và quản lý mã số vùng trồng (MSVT) trên hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu cấp, quản lý MSVT quốc gia. Ứng dụng công nghệ thông tin theo dõi, cập nhật diễn biến rừng, gồm ứng dụng di động và phục vụ công tác đo đếm và báo cáo diễn biến rừng. Trên địa bàn tỉnh, hiện có khoảng 80 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, có 400 sản phẩm được gián tem tuy xuất nguồn gốc và được đăng nhập, quảng bá trên hệ thống hb.check.net.vn. Số lượng các đơn vị lắp hệ thống camera có kết nối internet, lập các website công ty quảng bá sản phẩm ngày càng tăng.

Công nghệ thâm canh quản lý tổng hợp (ICM); công nghệ sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản đảm bảo bảo an toàn thực phẩm tính đến nay trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 150 cơ sở (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm, hộ sản xuất) áp dụng công nghệ thâm canh quản lý tổng hợp; được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ cho các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản có chứng nhận VietGAP với tổng diện tích khoảng 2,3 nghìn ha trồng trọt, trên 200 nghìn m3 diện tích nuôi trồng thủy sản, 1,6 nghìn tấn sản phẩm thịt/năm. Trên địa bàn tỉnh có khoảng 120 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong đó có 41 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, còn lại là trang trại quy mô vừa. Hầu hết các trang trại chăn nuôi đều áp dụng công nghệ chuồng kín, máng ăn và nước uống tự động. Đối với trang trại chăn nuôi lợn thịt ứng dụng công nghệ cao đều chăn nuôi chuồng kín (chuồng lạnh). Cơ bản các trang trại chăn nuôi quy mô lớn đều ứng dụng công nghệ cao, tự động và có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Áp dụng công nghệ chủ yếu trong bảo quản chế biến là công nghệ cấp đông và kho bảo quản lạnh thông thường đối với một số sản phẩm như mía cấp đông, sấu cấp đông, các sản phẩm chế biến từ thịt cấp đông. Có 4 cơ sở ứng dụng công nghệ mới trong bảo quản chế biến, trong đó có  03 cơ sở dược liệu và chuối, quy mô 3 ha tại huyện Lương Sơn (Hợp tác xã chuối Viba; Hợp tác xã dược liệu Lương Sơn; Hợp tác xã Tuyết Nhi); huyện Lạc Thủy có 01 cơ sở sản xuất măng (Công ty CP Măng Kim Bôi) với quy mô 2000 tấn/năm.

Toàn tỉnh có khoảng trên 50 cơ sở (hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp...) áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm với diện tích gần 1 nghìn  ha cây trồng cạn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm. Bước đầu, việc áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm đem lại hiệu quả bằng việc giảm công lao động, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí vật tư đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới. Đối với cây ăn quả có múi công nghệ tưới tiết kiệm được áp dụng gồm công nghệ tưới nhỏ giọt quấn quanh gốc, trải theo hàng; công nghệ tưới phun mưa được áp dụng khoảng 800 ha tại các huyện Cao Phong, Lạc Thủy, Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Sơn. Xuất xứ của công nghệ tưới tiết kiệm được xử dụng do trong nước sản xuất, một số bộ phận, linh kiện đòi hỏi kỹ thuật cao được nhập ngoại tại một số nước như Israel, Hàn Quốc, Đài Loan. Đối với trong sản xuất rau, quả việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước còn hạn chế. Một số diện tích sản xuất rau áp dụng phương thức tưới phun mưa. Còn lại công nghệ tưới nhỏ giọt, tự động hóa mới áp dụng tại một số đơn vị sản xuất rau, quả công nghệ cao, áp dụng trên diện tích nhỏ, hạn chế. Đối với diện tích chè đã áp dụng tưới phun quy mô hộ trên một số diện tích chè thuộc Công ty TNHH MTV Sông Bôi – Lạc Thủy.

Trong thời gian qua, tỉnh tiếp tục triển khai các kết ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi và thủy sản. Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô vi ghép đỉnh sinh trưởng tạo cây có múi sạch bệnh và nhân giống trong nhà lưới 3 cấp ngăn chặn các dịch hại nguy hiểm, sản xuất giống phục vụ nhu cầu giống thực hiện Đề án tái canh cây có múi tỉnh Hòa Bình (mô hình cánh đồng mẫu với diện tích 13,98 ha tại huyện Cao Phong). Tuyên truyền, ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô đưa vào sử dụng đại trà giống mía tím nuôi cấy mô thay thế giống mía cũ đã bị thoái hóa tại địa phương, cho năng suất và chất lượng mía cao hơn. Diện tích áp dụng trên 400 ha; Sử dụng các giống ngô biến đổi gen như NK4300 Bt/Gt, DK6919S, DK9955S, NK7328 Bt/Gt... nhằm tăng năng suất và hạn chế sử dụng thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu tại các vùng trồng ngô trọng điểm cẩu tỉnh, quy mô sử dụng khoảng 5.000 ha. Nhiều chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học qua quá trình nghiên cứu được ứng dụng rộng rãi như NPV, V-Bt, Tricodecma... để trừ sâu bệnh hại trong sản xuất trồng trọt. Ứng dụng sản phẩm được tạo ra từ công nghệ Nano (Nano Đồng, nano Bạc, nano Chitosan) trong phòng trừ bệnh hại cây trồng. Diện tích áp dụng trên địa bàn tỉnh đạt trên 1.000 ha/năm. Xây dựng ban hành 10 tiêu chuẩn cơ sở chất lượng cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng đối với các giống bưởi đỏ, bưởi da xanh, bưởi diễn, quýt Miền Đồi, quýt Nam Sơn, nhãn Hương Chi, nhãn Miền Thiết, na dai, thanh long ruột đỏ, cam Sông Con. Bình tuyển công nhận 23 cây đầu dòng đối với 2 giống quýt Miền Đồi và Bưởi đỏ Tân Lạc.

Việc ứng dụng các đề tài tại địa phương tương đối hiệu quả. Người dân huyện Mai Châu biết rõ hơn đặc điểm nông sinh học của giống khoai phúc sạn tại Mai Châu, trồng thử nghiệm và so sánh giữa giống khoai phúc sạn trồng bằng củ giống và giống khoai phúc sạn bằng phương pháp nhân giống nuôi cấy mô tế bào, đã áp dụng quy trình thâm canh cho giống khoai Phúc Sạn tăng suất tăng từ 10-15% so với mô hình sản xuất đại trà. Nhờ ứng dụng kết quả nghiên cứu một số đề tài nghiên cứu về chăn nuôi, thủy sản đến nay vẫn được áp dụng và đem lại hiệu quả. Đến nay trên hồ Hòa Bình có khoảng 4.000 lồng cá trong đó nuôi cá Trắm đen, cá Bỗng chiếm khoảng 15%, Trung tâm giống cây trồng vật nuôi và thủy sản là đơn vị cho đẻ nhân tạo thành công cá trắm đen cung cấp hàng năm trên 10 tấn cá giống phục vụ cho bà con nuôi lồng mà các năm trước đều phải nhập giống từ nơi khác về nuôi, từng bước chủ động về nguồn giống. Hiện nay có một doanh nghiệp đầu tư đưa vào nuôi thương phẩm và cho năng suất thu hoạch cao, như công ty TNHH đầu tư Việt Đức đầu tư trên 70 tỷ đồng nuôi cá tầm trên lòng hồ Hòa Bình; Công ty TNHH Thủy sản Mavin Hòa Bình; mô hình nuôi gà Lạc Thủy đã được nhân rộng vươn ra các tỉnh, thành lân cận; các mô hình nuôi gà đồi, gà thả vườn tại huyện Lạc Sơn ngày càng mở rộng, triển khai Dự án khoa học và công nghệ phát triển sản xuất sản phẩm Gà Lạc Sơn theo chuỗi giá trị./.