Để triển khai hiệu quả Chương trình, Chi nhánh Ngân hành Chính sách xã hội tỉnh luôn quan tâm, chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về giảm nghèo, tạo việc làm. Trong đó tập trung vào việc tuyên truyền các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; phổ biến quy trình, thủ tục vay vốn tới các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các Tổ Tiết kiệm và Vay vốn và đông đảo người dân. Ngân hành Chính sách xã hội tỉnh thực hiện công khai các chương trình tín dụng ưu đãi, đối tượng được vay vốn, mức vay, lãi suất, nguồn vốn, danh sách hộ vay... thông qua các bảng biểu tại 151 điểm giao dịch tại Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn trên toàn tỉnh. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về các chính sách tín dụng ưu đãi tới chính quyền cơ sở, cán bộ tổ chức Hội nhận ủy thác, Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn. Ngoài ra, Chi nhánh phối hợp với các cơ quan truyền hình, báo chí tuyên truyền về hoạt động của Ngân hành Chính sách xã hội, in ấn phát tờ rơi, cẩm nang tín dụng... để tuyên truyền, phổ biến về các chính sách vay vốn mà Ngân hành Chính sách xã hội đang thực hiện.
Trong bối cảnh kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, Ngân hành Chính sách xã hội để triển khai có hiệu quả các chính sách tín dụng ưu đãi có tính cấp thiết đối với vấn đề an sinh xã hội, như: Chính sách cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo sản xuất kinh doanh, học sinh sinh viên vay vốn đi học, hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở, chính sách đặc thù cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, hỗ trợ tạo việc làm cho người dân. Các chương trình trên có ý nghĩa nhân văn sâu sắc và đem lại hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm. Trong giai đoạn 2020-2024 Chi nhánh tập trung chỉ đạo giải ngân nhanh nguồn vốn để nhiều đối tượng thiếu việc làm được tiếp cận nguồn vốn, chỉ đạo thu hồi nợ đến hạn đối với những khách hàng đã có việc làm ổn định, đồng thời đề nghị Trung ương cấp thêm nguồn vốn mới để nâng dần mức đầu tư cho vay, đến cuối tháng 6/2024 mức bình quân cho vay của chương trình đạt mức 46 triệu đồng/lao động (tăng 18,4 triệu đồng so với cuối năm 2019), tổng doanh số cho vay trong giai đoạn 2020-2024 lên trên 1.0770 tỷ đồng, với trên 24.200 lượt khách hàng được vay vốn, tạo việc làm cho trên 26.500 lao động tại địa phương.
Ngoài việc tranh thủ nguồn vốn trung ương để đầu tư cho vay hộ nghèo, hộ chính sách, Chi nhánh thường xuyên tham mưu cho Ủy ban nhân dân, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hành Chính sách xã hội các cấp quan tâm dành nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước bố trí chuyển sang Ngân hành Chính sách xã hội tỉnh, huyện để thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Giai đoạn 2020-2024, Chi nhánh đã được trích chuyển số tiền gàn 60 tỷ đồng từ Ngân sách tỉnh và 104 tỷ đồng nguồn ngân sách địa phương của các huyện, thành phố chuyển sang để thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến nay 100% các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đều đã có nguồn ngân sách địa phương chuyển sang cho Ngân hành Chính sách xã hội, đưa tổng nguồn vốn địa phương toàn tỉnh đến thời điểm 30/6/2024 đạt số dư 201 tỷ đồng. Bên cạnh việc tập trung tối đa cho việc huy động nguồn vốn từ Trung ương đến địa phương để thực hiện các mục tiêu quốc gia về tạo việc làm trên địa bàn, đẩy nhanh việc truyền tải vốn đến tay khách hàng để tối ưu hóa nguồn vốn thì việc nâng cao chất lượng tín dụng của chương trình cũng luôn được các đơn vị trong toàn chi nhánh quan tâm xử lý. Đến thời điểm 30/6/2024, nợ quá hạn của Chương trình cho vay giải quyết việc làm đang là 671 triệu đồng (chiếm 20,3%/ tổng nợ quá hạn), tỷ lệ 0,076%; nợ quá hạn giảm tuyệt đối 63 triệu đồng, tỷ lệ giảm 0,544% so với năm 2019; nợ khoanh của chương trình hiện là 98 triệu đồng (chiếm 5,97%/ tổng nợ khoanh).
Ngoài việc tranh thủ nguồn vốn trung ương để đầu tư cho vay hộ nghèo, hộ chính sách, Chi nhánh thường xuyên tham mưu cho Uỷ ban nhân dân, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hành Chính sách xã hội các cấp quan tâm dành nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước bố trí chuyển sang Ngân hành Chính sách xã hội tỉnh, huyện để thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (trong đó có chính sách hỗ trợ tạo việc làm) nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm của địa phương. Giai đoạn 2020-2024 Chi nhánh đã được trích chuyển số tiền 59,964 tỷ đồng từ Ngân sách tỉnh và 104,935 tỷ đồng nguồn ngân sách địa phương của các huyện, thành phố chuyển sang để thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (trong đó, trên 99% nguồn vốn được chuyển để cho vay hỗ trợ tạo việc làm). Đến nay 100% các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đều đã có nguồn ngân sách địa phương chuyển sang cho Ngân hành Chính sách xã hội, đưa tổng nguồn vốn địa phương toàn tỉnh đến thời điểm 30/6/2024 đạt số dư 201,625 tỷ đồng (tăng 191,568 tỷ đồng so với năm 2019 và chiếm tỷ trọng 3,9%/tổng nguồn vốn của Chi nhánh).
Quá trình từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay của Ngân hành Chính sách xã hội tỉnh gắn liền với các bước chuyển giao và chủ động quản lý điều hành chương trình cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn. Trong quá trình đó đã xuất hiện rất nhiều các điển hình về làm ăn kinh tế, họ không chỉ ở khu vực thành thị mà còn ở khu vực nông thôn, vùng khó khăn, vùng nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, đây chính là các hạt nhân để giúp nhân rộng các mô hình, điển hình sản xuất kinh doanh giỏi từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu cho mỗi địa phương, thu hút nhân công, tạo việc làm cho lao động trên địa bàn. Trong giai đoạn từ 2020-2024, số hộ gia đình được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống nhờ vốn vay Ngân hành Chính sách xã hội là 24.266 lượt hộ, doanh số cho vay đạt trên 1.076 tỷ đồng. Trong đó số hộ vay ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 40% tổng số lượt hộ và doanh số cho vay của chương trình. Số lao động được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm do vay vốn Ngân hành Chính sách xã hội là 26.510 lao động.
Tỉnh chủ yếu phát triển qui mô các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có doanh nghiệp lớn. Các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập trong khi còn thiếu thốn về tư liệu sản xuất, về con người, trình độ quản lý và vốn để đầu tư ban đầu, khi được hỗ trợ từ nguồn vốn ưu đãi của chương trình đã tạo cho họ động lực để có thể đứng vững trên thương trường, sẵn sàng cho những thử thách trong xu thế hội nhập toàn cầu. Chính các cơ sở sản xuất kinh doanh này là nơi thu hút được nhiều lao động, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người dân tại địa phương, họ đã đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách Nhà nước hàng năm. Hoạt động tín dụng cho vay hỗ trợ việc làm của Ngân hành Chính sách xã hội từ khi cósản xuất kinh doanh trên địa bàn còn vay vốn tín dụng chính sách không nhiều, nguồn vốn hiện chỉ tập trung cho vay đối với các hộ kinh doanh, sản xuất nhỏ lẻ, cho vay trực tiếp đến người lao động. Trong giai đoạn từ 2020-2024, số cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn của chương trình để hoạt động kinh doanh sản xuất, tạo việc làm cho lao động địa phương là 15 cơ sở, doanh số cho vay là 2.052 triệu đồng.
Chương trình cho vay giải quyết việc làm thực sự đã tạo nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình có thu nhập ở mức trung bình, tạo điều kiện về vốn để các hộ phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao thu nhập ở các hộ có thu nhập khá, giúp họ tiến tới làm giàu. Từ nguồn vốn này các lao động bị thất nghiệp do quá trình đô thị hóa tại địa phương đã có thể tự tạo việc làm cho chính mình./.