DetailController

Giáo dục

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

07/03/2012 00:00
Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, theo Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ có thời gian thực hiện dài, yêu cầu lực lượng trong xã hội tham gia đông đủ và số lao động sau đào tạo có việc làm đạt tỷ lệ cao. Chính vì vậy đòi hỏi cấp uỷ, chính quyền các ngành các cơ quan đoàn thể, doang nghiệp và các lực lượng khác trong xã hội vào cuộc tham gia thì hiệu quả của đề án mới đạt được yêu cầu đề ra. Sau hai năm tổ chức thực hiện ở tỉnh Hoà Bình đã đạt được những yêu cầu cơ bản của đề án đã đề ra, tuy nhiên chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế
Dạy nghề Mây, Tre đan ở trung tâm dạy nghề Lương Sơn

 Từ kết quả hai năm thực hiện

Hiện nay toàn tỉnh có 12 Ban chỉ đạo điều hành đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hoà Bình” trong đó có Ban chỉ đạo tỉnh và 11 Ban chỉ đạo của các huyện, thành phố. Hoạt động theo quy chế và lập kế hoạch và tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức cho toàn xã hội về đào tạo nghề hàng năm cho khoảng 123.000 lao động trên địa bàn thông qua 32 cơ sở đào tạo nghề và các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trung tâm giáo dục cộng đồng, các doanh nghiệp, các hộ gia đình phục vụ cho công tác truyền nghề. Sau hai năm thực hiện đề án từ việc đào tạo thí điểm 4 lớp ở huyện Lạc Sơn, Kỳ Sơn đã nhân rộng đào tạo được 132 lớp cho 3.794 lao động của 23 nghề chủ yếu là các ngành nghề truyền thống phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở địa phương từ kinh phí chương trình, số lao động có việc àm sau đào tạo nghề đạt 75% và mở lớp đào tạo cho 100 cán bộ Lao động – TBXH cấp xã các trình độ trung cấp.Qua khảo sát, điều tra 156.150 hộ dân cư khu vực nông thôn ở địa bàn của 11 huyện, thành phố thì nhu cầu học nghề của lao động hàng năm bình quân khoảng 11.000 người ở cả ba cấp trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề của trên 30 ngành nghề trên các lĩnh vực nông lâm nghiệp, xây dựng và dịch vụ.Với đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy ở 32 cơ sở có 595 người, cơ sở vật chất khá đầy đủ, giáo trình, đề án đã được chuyển đổi theo Luật Dạy nghề năm 2007. Hàng năm có khả năng đào tạo cho 17.000 lao động ở cả ba cấp trình độ. Tuy nhiên khả năng tiếp nhận lao động của 1.457 doanh nghiệp qua khảo sát thì có khả năng tiếp nhận khoảng gần 14.000 người đến năm 2020. Như vậy chỉ đáp ứng 10% nhu cầu học nghề của người lao động.

Từ kết quả kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện đề án ở các địa phương cho thấy: Quá trình triển khai đề án còn chậm so với yêu cầu từ việc thành lập Ban chỉ đạo, quy chế hoạt động. Việc tuyên truyền tư vấn học nghề còn hạn chế, tổ chức điều tra khảo sát chậm thiếu cính xác, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp các cơ quan chưa nhịp nhàng từ việc triển khai, hướng dẫn phân cấp đến việc tổ chức đào tạo, giới thiệu việc làm và bao tiêu sản phẩm và đặc biệt là chất lượng đào tạo và đào tạo theo nhu cầu của thị trường còn hạn chế. Bên cạnh đó việc bố trí cán bộ làm công tác quản lý dạy nghề ở các phòng lao động các huyện chưa đủ, kinh phí phục vụ tuyên truyền quản lý vốn đào tạo, kinh phí xây dựng trung tâm các huyện còn hạn hẹp chủ yếu là hỗ trợ từ ngân sách trung ương.

Đến những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Để thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu đào tạo nghề năm 2012 cho lao động của tỉnh đạt 33%, trong đó lao động nông thôn lên 25% chúng ta cần tập trung hoàn thành tốt một số nội dung sau:

Trước hết: Cần tăng cường tập trung tuyên truyền làm chuyển biến căn bản nhận thức cho cán bộ, viên chức các cấp đặc biệt là người lao động ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. Về tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề giải quyêt việc làm xoá đói giảm nghèo thông qua các hình thức phù hợp trên các phương tiện thông tin đại chúng, hội thảo, hội nghị, phát hành từ rơi, băng rôn, khẩu hiệu nhằm nâng cao nhận thức trong xã hội về chất lượng nguồn nhân lực tạo cơ hội cho người lao động  căn cứ năng lực của bản thân chon cho mình một cơ sở đào tạo nghề và chọn cho mình một công việc phù hợp.

Hai là: Thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở để tập trung lập kế hoạch ngắn hạn, dài hạn phục vụ công tác đào tạo nghề, xây dựng cở sở vật chất cho trung tâm dạy nghề cấp huyện, bố trí cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề phù hợp ở từng địa phương, hỗ trợ cho người sau học nghề lập dự án, vay vốn tổ chức sản xuất, bao tiêu sản phẩm.

Ba là: các cơ sở đào tạo phải bám sát và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở địa phương, và kế hoạch đào tạo của Ban chỉ đạo huyện, thành phố để có kế hoạch đào tạo sát với thực tế nhu cầu tuyển dụng lao động của thị trường. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất ký thuật, tuyển dụng, đào tạo giảng viên có chất lượng, quan tâm đến chất lượng đào tạo đặc biệt là thực hành tại hiện trường, tại doanh nghiệp nơi mà người lao động sau học nghề làm việc để thực hành, đồng thời tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động.

Bốn là: Tăng cường quản lý nhà nước trong việc quy hoạch, định hướng cho các cơ sở đào tạo như quy hoạch nguồn nhân lực, đề án xuất khẩu lao động, tổ chức điều tra khảo sát nhu cầu học nghề, cung, cầu lao động trên địa bàn hàng năm, phát triển thị trường lao động thông qua sàn giao dịch việc làm. Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ, thường xuyên điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với thực tiễn ở địa phương. Đối với người học nghề, sau học nghề  có quy chế phối hợp gửi nhà quản lý, cơ sở đào tạo, ngân hàng chính sách, chính quyền, doanh nghiệp và người lao động. Tăng cường nhân rộng mô hình điểm.

Năm là: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phân công, phân nhiệm cho từng cơ quan đơn vị rõ ràng, có cơ chế huyến khích khen thưởng thích đáng và chế tài sử phạt nghiêm minh đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân trong quá trình tổ chức thực hiện./.