Để kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông trong thời gian tới, Ban An toàn giao thông tỉnh đề nghị các cấp uỷ Đảng, các ngành và các địa phương tập trung triển khai thực hiện quyết liệt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau: Triển khai thực hiện Chỉ thị sổ 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới, các chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ; các chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo từng thời điểm.Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo nội dung kế hoạch của UBND tỉnh
Các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở tăng cường nâng cao sự lãnh đạo, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả trong thực thi pháp luật về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. UBND tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ của lực lượng chức năng thuộc cấp mình quản lý. Đối với các địa phương có tai nạn tăng cao, đề nghị tổ chức hội nghị đề ra các giải pháp kéo giảm tai nạn trong những tháng tiếp theo.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát tin, bài tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông theo chuyên đề, các nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông, trong đó chú trọng tuyên truyền ở khu vực nông thôn, khu vực vùng sâu, vùng cao để nâng cao nhận thức đối với người tham gia giao thông. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa. Mở các lớp tập huấn, tuyên truyền bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cho cán bộ cơ sở cấp xã, phường. Phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể thực hiện tốt việc giáo dục, xử lý đối với các trường hợp vi phạm khi có thông báo của cơ quan chức năng. Tiếp tục cấp phát tài liệu tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại các trường học trên địa bàn tỉnh.
Kiểm tra chặt chẽ và thường xuyên kiểm tra các công trình thi công; xử lý nghiêm đối với các đơn vị thi công không đúng tiến độ, không thực hiện đầy đủ các phương án về đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Tăng cường công tác kiểm tra hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ để kịp thời sửa chữa những hư hỏng; duy tu, sửa chữa cầu, đường bộ, cọc tiêu biển báo hiệu giao thông; phục hồi các vạch sơn dừng xe tại giao lộ, vạch sơn cho người đi bộ băng ngang đường, vạch sơn phân luồng trên các tuyến đường đạt chất lượng theo quy định. Tiếp tục kiểm tra, rà soát các vị trí điểm đen, tiềm ẩn tai nạn giao thông trên địa bàn toàn tỉnh. Kịp thời phát hiện xử lý các tập thể cá nhân vi phạm về hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa. Có các biện pháp quản lý việc tái lấn chiếm đối với các trường hợp đã được giải tỏa.
Tăng cường quản lý chặt chẽ công tác đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe; tổ chức giám sát chặt chẽ việc sát hạch để bảo đảm kết quả chính xác, khách quan, công khai. Khôi phục hoạt động Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Hoà Bĩnh.
Chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải tăng cường công tác quản lý, giáo dục đội ngũ lái xe tuân thủ pháp luật về trật tự an toàn giao thông, rà soát loại bỏ phương tiện cơi nới thành thùng, thay đổi thiết kế kỹ thuật theo quy định. Tổ chức kiểm tra các điều kiện an toàn của phương tiện và các bến, cảng thủy nội địa, bến khách ngang sông, kiên quyết đình chỉ hoạt động của các phương tiện, bến khi không đảm bảo an toàn. Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác đãng ký, đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa phục vụ kinh doanh du lịch trên vùng lòng hồ Hoà Bình.
Đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông có nguy cơ gây tai nạn giao thông cao. Triển khai các đợt cao điểm xử lý vi phạm về nồng độ cồn, tốc độ, mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, ma tuý,... Mở rộng địa bàn tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên thôn, liên xã và các đoạn đường có nguy cơ tai nạn giao thông, nhằm ngăn chặn kịp thời tai nạn giao thông.
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trạm cân lưu động kiểm soát tải trọng phương tiện tại Quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh. Tăng cường phối họp kiểm soát tải trọng phương tiện tại các tuyến đường tỉnh bằng bộ cân xách tay, tiếp tục trang bị cân xách tay cho các địa phương để thực hiện nhiệm vụ này.
Chủ động xây dựng kế hoạch triển khai theo chuyên đề và đôn đốc các lực lượng chức năng như: Cảnh sát giao thông, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Thanh tra giao thông phối hợp với Khu Quản lý đường bộ I tổ chức kiểm tra tải trọng xe trên một số tuyến trọng điểm.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác xử lý đối với các chủ doanh nghiệp vi phạm các quy định về tải trọng phương tiện theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt; Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng. Trao đổi thông tin và báo cáo về Ban An toàn giao thông tỉnh đối với các trường họp vi phạm này để đề nghị các cơ quan có thẩm quyền phối họp xử lý. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý phương tiện thủy nội địa./.