
Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để đạt 100%. Tỷ lệ Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để qua các năm 2020, năm 2021, năm 2022 đều đạt 100%. Tỷ lệ Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để năm 2023 ước đạt 100%. Như vậy với việc ổn định giữ vững chỉ tiêu tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để qua các năm 2020-2023 đạt 100% (dự báo sẽ hoàn thành mục tiêu nghị quyết đề ra là đến năm 2025 tỷ lệ Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để đạt 100%). Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đô thị đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%. Năm 2021, năm 2022, Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đô thị đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 88%, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đô thị đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn năm 2023 ước đạt 88%. Dự kiến trong thời gian tới sẽ đề xuất triển khai đồng bộ các giải pháp để đảm bảo đến năm 2025 đạt chỉ tiêu 90% cụ thể như ban hành Quyết định hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn; triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các giải pháp phân loại rác thải tại nguồn để đảm bảo việc thực hiện phân loại rác thải tại nguồn được thực hiện trước ngày 31/12/2024; đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh; ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích việc đầu tư các khu xử lý chất thải rắn với công nghệ tiên tiến.
Trong những năm gần đây, hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu được tiếp tục hoàn thiện, tỉnh Hòa Bình cũng đã tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả; tích cực triển khai điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế các nguồn tài nguyên; kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động khai thác tài nguyên; tăng cường đầu tư phát triển năng lượng tái tạo (điện mặt trời…); phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 các huyện, thành phố và kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;. Chuyển dịch quỹ đất hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ.
Phát triển nông nghiệp cũng như các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là những nội dung rất lớn, liên quan đến mọi mặt đời sống, kinh tế xã hội của tỉnh, do vậy khi triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết Đại hội xác định đã tạo nên những chuyển biến, thay đổi lớn cả về nhận thức, hành động cũng như kết quả đạt được trong thời gian qua. Các cơ sở, doanh nghiệp đã chủ động áp dụng, thực hiện theo các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao giá trị nông sản, đồng thời cũng là bảo vệ môi trường, sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hiện nay, trên toàn tỉnh đã có hơn 120 chuỗi liên kết với quy mô trên 4,2 nghìn ha với 72 nghìn tấn sản phẩm trồng trọt, 12 nghìn tấn sản phẩm chăn nuôi, thủy sản/năm. Việc xây dựng thương hiệu cho các nông sản của tỉnh, quảng bá, xúc tiến và tiêu thụ sản phẩm được đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh; ngoài việc tích cực tham gia hàng trăm lượt hoạt động cụ thể như phiên chợ, hội chợ, tuần lễ hàng nông sản... mỗi năm, người sản xuất và các cơ sở/doanh nghiệp đã phát huy ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm trực tuyến trên mạng internet. Tại Hòa Bình, cổng thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm (https://hb.check.net.vn) đã được xây dựng và đang vận hành tốt giúp cho hàng trăm doanh nghiệp/HTX đưa các mặt hàng lên giao dịch. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm sản xuất khẩu đạt khoảng 1.340 tỷ đồng, xuất sang các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc, Mỹ và khối EU; trong đó nông sản 550 tỷ đồng (sản phẩm chuối, nhãn, bưởi, mía, sắn; sản phẩm chế biến từ măng, gừng, dưa chuột, miến dong; sản phẩm chế biến từ các loại hạt), lâm sản 790 tỷ đồng (gỗ, ván ép...); việc hàng loạt mặt hàng cây, quả ăn tươi được xuất khẩu (mía, nhãn, bưởi, chuối, nhãn...) tạo hiệu ứng tích cực đến tiêu thụ trong nước của nông sản tỉnh Hòa Bình, nhu cầu trong nước tăng cao, góp phần nâng giá bán của người sản xuất tăng 15-40% so với thời điểm trước khi xuất khẩu. Đồng thời cũng là góp phần giảm bớt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiêu thụ sản phẩm trước những biến động giá vật tư nguyên liệu, hàng hóa của thị trường./.