
Hoà Bình có 145/151 xã thuộc vùng DTTS&MN, chiếm 96% tổng số xã toàn tỉnh. Kinh tế, xã hội vùng DTTS&MN còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng 40 - 45% thu nhập bình quân của cả tỉnh. Trước tình hình đó, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh đã phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, nhằm phát huy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế- xã hội và giảm nghèo bền vững được thực hiện nghiêm túc. Các chương trình, dự án, chính sách dân tộc tác động, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng ĐBDTTS&MN, thay đổi tư duy sản xuất. Nhiều mô hình sản xuất, phát triển kinh tế được hình thành, nhân rộng; tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm bình quân khoảng 3%/năm.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã làm rõ thêm một số phương thức tuyên truyền, vận động tại vùng ĐBDTTS; những khó khăn trong quá trình giải ngân vốn 3 Chương trình MTTQ. Đồng thời, kiến nghị Ban Dân vận Trung ương thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với ngành Dân vận theo Luật Thi đua khen thưởng và các quy định hiện hành; mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức các hội thảo cho đội ngũ cán bộ Dân vận các tỉnh, thành phố.
Phát biểu tại buổi khảo sát, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy khẳng định tỉnh Hòa Bình luôn quan tâm thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc. Tỉnh đang tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch để có tầm nhìn dài hạn và đặc biệt phải quản lý theo quy hoạch. Phân bổ các nguồn lực để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình giao thông mang tính đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội như: Quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng có tính đối ngoại. Tỉnh đã có chương trình riêng cho giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo. Cùng với đó là quan tâm đào tạo nghề, đào tạo hướng nghiệp, tập trung vào những ngành nghề Hòa Bình sẽ phát triển, như: Du lịch, công nghiệp chế tạo, công nghiệp chế biến. ĐBDTTS trong tỉnh luôn được hỗ trợ về sản xuất, đa dạng sinh kế; nhiều hộ gia đình đã tự lực vươn lên thoát nghèo bằng nội lực của mình. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm phát huy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường và sự năng động, sáng tạo của ĐBDTTS. Tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất có giá trinh kinh tế phù hợp để ĐBDTTS tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Phát biểu kết luận buổi khảo sát, đồng chí Phạm Tất Thắng, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Phó Trưởng Ban TT Ban Dân vận T.Ư ghi nhận những kết quả trong công tác Dân vận của tỉnh trong các mặt công tác. Đặc biệt là công tác tuyên truyền, vận động nhằm phát huy tính tích cực, ý chí tự lực tự cường của đồng bào DTTS trong phát triển KT-XH và giảm nghèo bền vững. Đồng chí đề nghị tỉnh Hòa Bình tiếp tục thực hiện tốt công tác thông tin, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, vận động ĐBDTTS thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; có nhận thức đúng đắn về vai trò công tác xóa đói, giảm nghèo và nâng cao chât lượng cuộc sống. Chỉ đạo xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với địa bàn, đặc biệt là chính sách hỗ trợ vay vốn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Chỉ đạo tổ chức các chương trình, dự án, chính sách của Nhà nước về các cơ chế, chính sách của địa phương dành cho ĐBDTTS trên địa bàn.
Trước đó, Đoàn công tác đã tiến hành khảo sát thực tế tại xã Pà Cò, huyện Mai Châu./.
Đồng chí Phạm Tất Thắng, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Phó Trưởng Ban TT Ban Dân vận T.Ư phát biểu kết luận.
Đoàn khảo sát của Ban Dân vận TƯ tặng quà cho xã Pà Cò.
Đoàn đi thăm mô hình "Dân vận khéo" trong phát triển kinh tế tại xã Pà Cò, huyện Mai Châu.