
Để hỗ trợ về vốn cho hội viên nông dân, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo Hội Nông dân các cấp trong tỉnh tiếp tục vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia xây dựng, ủng hộ Quỹ Hỗ trợ nông dân đảm bảo chất lượng và đạt chỉ tiêu kế hoạch; hướng dẫn các hộ vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp sử dụng vốn đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế. Trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng trưởng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân 7,239 tỷ đồng (Ngân sách tỉnh cấp 03 tỷ; ngân sách cấp huyện 4,1 tỷ đồng; vận động cán bộ, hội viên nông dân 139 triệu đồng), nâng tổng số Quỹ HTND 53,270 tỷ đồng. Trong đó nguồn Trung ương Hội 14,850 tỷ đồng, nguồn ngân sách tỉnh cấp 15,249 tỷ đồng, ngân sách huyện 14,080 tỷ đồng, vận động từ cán bộ, hội viên nông dân 9,091 tỷ đồng. Đang cho vay 198 dự án cho 1.583 hộ vay. Các cấp Hội phối hợp với các Ngân hàng nhận ủy thác, đến nay mức dư nợ tại các Ngân hàng đạt 3.745 tỷ đồng. Trong đó: Ngân hàng Chính sách xã hội dư nợ 1.124 tỷ đồng, thông qua 651 tổ TK&VV cho 25.642 hộ vay; Ngân hàng NN&PTNT dư nợ 2.591 tỷ đồng, thông qua 897 tổ, cho 25.671 hộ vay; Ngân hàng bưu điện Liên Việt 30,286 tỷ đồng, cho 957 hộ vay, thông qua 118 tổ liên kết vay vốn. Thông qua nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân và nguồn vốn của các Ngân hàng đã giúp hội viên nông dân phát triển kinh tế hộ, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Nhằm hỗ trợ nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành, doanh nghiệp tổ chức 89 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 5.757 hội viên, nông dân về kiến thức chăn nuôi, trồng trọt nhằm đẩy mạnh việc chuyển giao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Các cấp, các ngành tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, xây dựng mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương. Trung tâm Hỗ trợ nông dân Hội Nông dân tỉnh tiếp tục triển khai xây dựng mô hình “Trồng nho Hạ đen” trong nhà lưới tại Trung tâm, tổ chức 05 lớp tập huấn về kiến thức kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gà ..cho trên 400 học viên. Bên cạnh đó, Ban Dân tộc tham mưu, phối hợp thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thực hiện hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất theo định hướng của tỉnh, đẩy mạnh việc chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất. Sở Khoa học công nghệ triển khai thực hiện 29 đề tài, dự án, trong đó có 25 đề tài liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và lĩnh vực xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm đặc sản của địa phương. Bàn giao 8 đề tài cấp tỉnh đến các Sở, ngành có liên quan để ứng dụng và mở rộng kết quả nghiên cứu góp phần chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ đến các tổ chức và cá nhân. Đồng thời, triển khai các hoạt động về tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến cải cách hành chính; hướng dẫn 04 cơ sở về thủ tục đề nghị xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở; tổ chức xét, công nhận đối với 8 giải pháp của Sở Khoa học và công nghệ; 01 sáng kiến cấp tỉnh.
Trong hoạt động hỗ trợ cung ứng vật tư nông nghiệp, các cấp Hội tiếp tục hỗ trợ hội viên nông dân mua phân bón, thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp, máy nông nghiệp theo phương thức trả chậm phục vụ sản xuất phát triển kinh tế; phối hợp với các đơn vị, tổ chức các hoạt động hỗ trợ tín chấp cung ứng 1.707 tấn vật tư nông nghiệp cho nông dân đạt kết quả. Trong đó: cung ứng 1.478 tấn phân bón các loại; 47 tấn thức ăn chăn nuôi; 153 tấn ngô, lúa, giống các loại; thuốc bảo vệ thực vật 29 tấn các loại tổng giá trị 15,083 tỷ đồng.
Để đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân, thời gian tới các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, mô hình ứng dụng khoa học công nghệ cao; mô hình nông dân khởi nghiệp sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, VietGap. Phối hợp với các cấp, các ngành tư vấn, hỗ tợ xây dựng mô hình giảm nghèo bền vững, mô hình kinh tế tập thể Hợp tác xã, Tổ hợp tác, chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp liên kết phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Tạo sự liên kết giữa nông dân – doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà quản lý trong sản xuất nôn nghiệp và hỗ trợ nông dân khởi nghiệp. Phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, sự kiện kết nối như: tham gia các phiên chợ, hội chợ, triển lãm trưng bày, gửi hàng, giới thiệu sản phẩm…kết nối tiêu thụ các sản phẩm có thế mạnh của địa phương. Hỗ trợ hướng dẫn xây dựng cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm OCOP, nông sản an toàn tại các huyện. Tập trung đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hỗ trợ, đào tạo nghề, đào tạo đội ngũ quản lý tổ hợp tác, hợp tác xã, tạo việc làm giúp nông sân phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần giúp công dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về công tác xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ các cấp, nhất là cán bộ cơ sở thôn, xóm…/.