DetailController

Tin từ các đơn vị

Đà Bắc: Tập trung thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm

14/06/2023 17:06
Nhằm cụ thể hóa nội dung thực hiện Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, năm 2023 huyện Đà Bắc thực hiện đồng bộ trên 2 nhóm sản phẩm tại địa phương, bao gồm các nhóm sản phẩm tiềm năng và các nhóm sản phẩm có sẵn. Theo kế hoạch sẽ hoàn thành chấm điểm phân hạng trước 30/9/2023.
Sản phẩm Mật ong huyện Đà Bắc tại các gian hàng xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm

Trong đó, nhóm sản phẩm tiềm năng gồm: sản phẩm du lịch cộng đồng, thịt lợn bản địa; cá, tôm hồ Hòa Bình, mật ong Đà Bắc, thịt Trâu sấy khô, chè khô,  măng ngâm ớt, thịt Dê, thịt Gà đồi, muối dổi....

Nhóm sản phẩm sẵn: Thực hiện 06 sản phẩm của các chủ thể đăng ký chuẩn hóa gồm: Măng khô Toàn Sơn - Hộ kinh doanh Bàn Văn Sơn - xóm Cha, Toàn Sơn; sơ chế - HTX Đà Giang Eco; Cao thải độc gan - HTX dược liệu BIGFARM - xã Yên Hòa; Chè Shan tuyết Núi Biều  - Tổ hợp tác xóm Sưng –  xã Cao Sơn; Gà sơ chế  - HTX Tâm Cương Tân Minh. Tổ chức thực hiện   chuẩn hóa sản phẩm đăng ký, khi được tỉnh phê duyệt và cấp kinh phí.

Để hoàn thành mục tiêu xây dựng sản phẩm OCOP năm 2023, Ủy ban nhân dân huyện đề nghị các phòng ban, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình công tác năm 2023 và Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2023 của địa phương, đơn vị mình. Qua đó nhằm thúc đẩy sản xuất  hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân góp phần hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Các phòng, ban phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thúc đẩy hỗ trợ, hướng dẫn cho các chủ thể tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến mọi người dân, đến các hộ sản xuất kinh doanh, đến các chủ thể tham gia chương trình. Khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác, hộ sản xuất có các sản phẩm tiềm năng chủ động đăng ký, hoàn thiện hồ sơ theo quy định để chuẩn hóa các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, tham gia thi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP vào cuối năm 2023.

Các nội dung tuyên truyền, hướng dẫn về Chương trình OCOP cần tập trung gồm có: Những nội dung theo các văn bản pháp quy định của Chương trình OCOP; Về Quan điểm của Chương trình: Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng  phát huy nội lực (trí tuệ      sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hóa...) và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới; Phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị; Chủ thể thực hiện thành phần kinh tế nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh) và kinh tế tập thể (tổ hợp tác, hợp tác xã); Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm. Phát huy các tiềm  năng,  lợi  thế  và  truyền  thống  của  địa phương để phát triển các sản phẩm đặc sản có giá trị cao về kinh tế và văn hóa. Phát huy sự sáng tạo và sức mạnh cộng đồng để tổ chức sản xuất hình thành các sản phẩm gắn với giá trị cộng  đồng, phát triển liên kết theo chuỗi giá trị để nâng cao năng lực sản xuất và phát triển bền vững các sản phẩm hàng hóa.

Đối với chủ thể tham gia Chương trình: Thực hiện khảo sát, đánh giá hiện trạng sản phẩm về nhu cầu, thị hiếu của thị trường đối với sản phẩm, vùng nguyên liệu, lực lượng lao động có tay nghề, khả năng đầu tư phát triển sản phẩm OCOP theo yêu cầu của Chương trình; xây dựng phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm OCOP. Chủ động, phối hợp với các cơ quan quản OCOP các cấp, tổ chức chuyên gia tư vấn OCOP để tiếp cận các chính sách hỗ trợ về tín dụng, khoa học công nghệ, liên kết chuỗi giá trị, đào tạo nghề. Tổ chức triển khai các nội  dung,  giải  pháp  theo  phương án kinh doanh nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh và sản phẩm OCOP.

Đối với cấp xã, thị trấn, chủ trì tổ chức, phối hợp với cơ quan quản lý OCOP cấp huyện, tổ chức tư vấn OCOP để hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện ý tưởng sản phẩm đăng ký; xây dựng kế hoạch về ý tưởng sản phẩm của cấp xã, thị trấn. Theo dõi tiến độ, nắm bắt thông tin về quá trình triển khai phương án kinh doanh để phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, tổ chức chuyên gia tư vấn hỗ trợ các chủ thể OCOP.

Đối với cấp huyện, tổng hợp kế hoạch, đề xuất về ý tưởng sản phẩm đăng của cấp xã, thị trấn. Chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý OCOP cấp tỉnh, tổ chức  chuyên gia tư vấn OCOP để tổ chức đánh giá và lựa chọn ý tưởng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Xây dựng kế hoạch tổng hợp ý tưởng sản phẩm của cấp huyện và gửi kết quả về cơ quan quản lý OCOP cấp tỉnh. Hướng dẫn các chủ thể tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước, đặc biệt là về các chính sách tín dụng, khoa học công nghệ, liên kết chuỗi giá trị, đào tạo nghề. Hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ trực tiếp tại thực địa, thường xuyên và liên tục đối với các chủ thể để triển khai phương án kinh doanh. Hỗ trợ đào tạo nghề Chương trình OCOP cho các chủ thể; tổ chức theo dõi tiến độ triển khai, xác định các khó khăn vấn đề nhu cầu.

Ý tưởng sản phẩm đăng ký cần được đánh giá trên các nội dung, bao gồm:Sự phù hợp của sản phẩm so với mục tiêu, quan điểm của Chương trình: Sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, ưu tiên các sản phẩm đặc trưng,  truyền thống, lợi thế của địa phương, gắn với đời sống và có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng. Sản phẩm đã hình thành nhưng chưa hoàn thiện, sản phẩm tiềm năng đều được đưa vào kế hoạch của địa phương. Các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia Chương trình gồm hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nhỏ  và vừa, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh.

Tùy vào từng trường hợp, nội dung hỗ trợ phương án kinh doanh cần tập trung để giúp các chủ thể nâng cao năng lực, đáp ứng các yêu cầu của Bộ tiêu chí, như nguồn nguyên liệu, sử dụng lao động địa phương, đào tạo tập huấn về tay nghề, mở rộng quy mô sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, bao bì, nhãn mác sản phẩm, phát triển liên kết và mở rộng kênh phân phối.

Hoạt động xúc tiến thương mại phải là trọng tâm của Chương trình, được cấp huyện, tỉnh tổ chức thường xuyên liên tục./.