DetailController

Quốc phòng - An ninh

Công tác bình đẳng giới, dân số, gia đình, trẻ em năm 2022

10/05/2022 00:00
Năm 2022, Chiến dịch truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh và hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10) với chủ đề “Nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”. Tháng hành động quốc gia về Dân số (tháng 12) và Ngày Dân số Việt Nam (26/12) có chủ đề “Nâng cao chất lượng Dân số để phát triển đất nước nhanh và bền vững”. Ngày tránh thai Thế giới (26/9) có chủ đề “Thực hiện kế hoạch hóa gia đình vì sức khỏe, hạnh phúc của mỗi gia đình và sự phát triển bền vững của đất nước”. Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) có chủ đề “Gia đình bình an - Xã hội hạnh phúc”.
Các cơ quan, đơn vị phối hợp tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (tháng 6), chủ đề “Phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội” có thông điệp “Quan tâm đến công tác gia đình cần cụ thể hóa bằng hoạt động của công đoàn cơ sở”, “Xây dựng gia đình biến mọi phiền muộn trở thành hạnh phúc, niềm vui giản dị mỗi ngày”. Tháng hành động vì trẻ em (từ 01/6 - 30/6), chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em”, thông điệp “Bảo vệ trẻ em sống an toàn ngay tại gia đình là trách nhiệm của cha mẹ và các thành viên trong gia đình”.

Đối với công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng lồng ghép giới với công tác tập huấn nữ công công đoàn các cấp trong đó tập trung tuyên truyền các chủ chương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, thu hút sự tham gia của nam giới, trẻ em trai trong thực hiện bình đẳng giới; tích cực đấu tranh, phản bác những thông tin sai lệch về bình đẳng giới ở Việt Nam; quan tâm các vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong xã hội như bạo lực trên cơ sở giới, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em; tiếp tục triển khai các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới, hưởng ứng các hoạt động nhân “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới ” từ ngày 15/11 đến ngày 15/12/2022 theo chủ đề của năm, hiệu quả, sáng tạo, thích ứng với điều kiện, tình hình cụ thể. Nghiên cứu, đề xuất và phối hợp triển khai các hoạt động, giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 để tháo gỡ khó khăn, tạo việc làm, tăng thu nhập, phục hồi kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng. Chủ động lồng ghép các nội dung kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến vấn đề bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ trong các cuộc kiểm tra, giám sát của tổ chức công đoàn, chú trọng tại các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.

Công tác dân số, gia đình, trẻ em tập trung tuyên truyền về tầm quan trọng của việc thực hiện các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số như khám, tư vấn sức khỏe trước khi kết hôn, thực hiện tầm soát, chẩn đoán một số bệnh dị tật trước sinh, sơ sinh; cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phòng tránh thai an toàn, tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về cấm tảo hôn, kết hôn cận huyết thống; tuyên truyền, vận động sinh đủ 2 con, không lựa chọn giới tính thai nhi. Tổ chức các hoạt động truyền thông tư vấn về hôn nhân, gia đình, trách nhiệm của nam giới chia sẻ công việc gia đình và trong chăm sóc, nuôi dạy con, phòng chống bạo lực gia đình; phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em; xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, đổi mới, đa dạng hóa hình thức truyền thông. Chủ động phối hợp với người sử dụng lao động tiếp tục triển khai thực hiện, nhân rộng các mô hình có hiệu quả như: “Sức khỏe của bạn”, “Phòng vắt trữ sữa”, đồng thời nghiên cứu xây dựng các mô hình mới nhằm hỗ trợ gia đình, nhất là công nhân, lao động tại các khu công nghiệp xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Đẩy mạnh truyền thông rộng rãi Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111)./.