DetailController

Tin từ các đơn vị

Chủ động thông tin, tăng cường kết nối tiêu thụ nông sản

14/02/2022 00:00
Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên việc tiêu thụ nông sản ít nhiều gặp khó khăn. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công thương, UBND tỉnh về hỗ trợ tiêu thụ nông sản và phòng chống dịch bệnh đã được cập nhật kịp thời, thường xuyên. Các huyện, thành phố tích cực phối hợp để chỉ đạo sản xuất và kết nối tiêu thụ sản phẩm.
Trong năm, tỉnh thực hiện các buổi hội thảo, hội chợ…tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp và người sản xuất, góp phần thúc đẩy tiêu thụ nông sản

Trong năm, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với UBND huyện Lương Sơn làm việc với Tập đoàn FPT về xúc tiến đầu tư và kết nối tiêu thụ nông sản. Đã thực hiện ký kết thành công hợp đồng thu mua sản phẩm nông sản cho 03 Hợp tác xã tại huyện Lương Sơn, gồm: Hợp tác xã Rau Tân Vinh, Hợp tác xã Rau Cư Yên và Hợp tác xã Thành An. Bên cạnh đó, Tập đoàn FPT đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với 02 Hợp tác xã sản xuất rau tại huyện Tân Lạc và Kim Bôi: Hợp tác xã Rau Quyết Chiến huyện Tân Lạc và Hợp tác xã Rau Nông Nghiệp xanh Kim Bôi huyện Kim Bôi.

Tỉnh chủ động thông tin, mời các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia hội chợ, triển lãm như: Chương trình kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực phía bắc với phân phối, doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại; Hội chợ Công thương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – Hậu Giang 2021; Diễn đàn Sản phẩm OCOP Đồng Tháp và các tỉnh ĐBSCL năm 2021; Hội chợ Nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc Bộ 2021; Hội chợ OCOP Quảng Ninh 2021; Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2021;...Cung cấp thông tin doanh nghiệp, hợp tác xã có sản phẩm OCOP tới các Trung tâm Xúc tiến thương mại các tỉnh, thành phố đề nghị hỗ trợ, quảng bá tiêu thụ sản phẩm. UBND huyện Cao Phong và huyện Tân Lạc ký cam kết tiêu thụ sản phẩm nông sản trên 02 sàn thương mại điện tử Postmart.vn thuộc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Bưu điện tỉnh Hòa Bình) và sàn thương mại điện tử voso.vn  thuộc Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Chi nhánh Hòa Bình) để thúc đẩy phát triển kinh tế số, nông nghiệp, nông thôn được thực hiện quả.

Đã có 929 tổ chức, cá nhân tham gia sàn thương mại điện tử Postmart.vn và voso.vn, các sản phẩm tham gia trên sàn thương mại điện tử như: Cam, quýt, bưởi, trứng gà, trà, miến dong, mật ong, chuối, nhãn, bí xanh, dưa chuột, lặc lày….và các sản phẩm chế biến khác. Đã thành lập các nhóm Zalo để kịp thời phổ biến các văn bản hướng dẫn, quy định về phòng chống dịch bệnh Covid - 19 cũng như việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa; hỗ trợ kết nối, thu mua sản phẩm; hỗ trợ nhau trong việc vận chuyển sản phẩm để giảm chi phí cũng như giúp đỡ nhau khi một số cơ sở chưa đăng ký được luồng xanh; chia sẻ thông tin về việc sản xuất, kinh doanh cũng như việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa. Hỗ trợ, hướng dẫn và đăng ký luồng xanh Quốc gia cho các xe vận chuyển nông sản của doanh nghiệp/htx trên địa bàn tỉnh thông qua trang https://vantai.drvn.gov.vn để kịp thời vận chuyển nông sản.

Thường xuyên tuyên truyền cho các doanh nghiệp về các rào cản thương mại (SPS) của các thị trường nước ngoài như Trung Quốc. Trong năm đã xuất khẩu chính ngạch 1.326 tấn sản phẩm sang thị trường Trung quốc, Nhật Bản và thị trường Châu Âu như Hà Lan, Séc, Đức... như: Công ty TNHH Pacific xuất khẩu sản phẩm gừng, ớt, rau, củ, quả muối sang thị trường Nhật (80 tấn/năm, giá trị 41 tỷ đồng/năm); Cháo sen bát bảo Minh Trung sang thị trường Châu Âu (200 tấn/năm, giá trị 100 tỷ năm); Hợp tác xã sản xuất, chế biến nông thủy sản Phú Cường - Sông Đà xuất khẩu chuối sang Trung Quốc; Công ty TNHH một thành viên Cao Phong sang thị trường Trung Quốc, Hàn quốc (510 tấn/năm, giá trị 3 tỷ đồng); Công ty TNHH hai thành viên Sông Bôi - Thăng Long; Công ty TNHH 2-9; Công ty TNHH giống cây trồng Phương Huyền xuất khẩu chè sang Trung Quốc và Đài Loan (250 tấn/năm, giá trị 160 tỷ/năm). Hiện đã có một số doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ sang thị trường nước ngoài (ván ép, đồ gỗ nội thất) với sản lượng 114.000m3/năm, giá trị đem lại khoảng 500 tỷ đồng...

Thực hiện phối hợp các ban, ngành liên quan hỗ trợ địa phương trong khâu kiểm dịch vận chuyển gia súc, gia cầm, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm. Các địa phương xây dựng các phương án trong thu hoạch, vận chuyển tiêu thụ; thống kê sản lượng nông sản để thuận lợi điều tiết tiêu thụ tại địa phương và các tỉnh ngoài, đẩy mạnh kênh tiêu thụ nội địa.

Nhìn chung, nhờ sự phối kết hợp kịp thời giữa các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân nên việc tiêu thụ sản phẩm cơ bản thuận lợi, không tồn đọng quá nhiều. 

Thời gian tỉnh, tỉnh tiếp tục quảng bá, xúc  tiến, kết nối tiêu thụ nông sản, đặc biệt là những nông sản có vùng hàng hóa lớn tập trung như cây có múi, mía tím, rau củ các loại, cá Sông Đà.....hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia các hội chợ, tuần lễ để quảng bá, kết nối cung cầu và tiêu thụ sản phẩm trong năm 2022. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tham gia các sàn thương mại điện tử. Đối với các huyện, thành phố tiếp tục chỉ đạo sản xuất; thường xuyên rà soát, thống kê và dự kiến sản lượng, chủng loại sản phẩm có sản lượng lớn, sản xuất tập trung để hỗ trợ cho người sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường công tác tuyên truyền đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tuân thủ đúng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, nhằm tạo ra các sản phẩm an toàn, có chất lượng. Tăng cường công tác cấp và quản lý thương hiệu sản phẩm, như: Chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong, nhãn hiệu tập thể Bưởi đỏ Tân Lạc, Cam Lạc Thủy, Su su Tân Lạc, mía tím Hòa Bình, Cá - Tôm sông Đà....nhằm khẳng định về chất lượng, thương hiệu sản phẩm của tỉnh đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ trên thị trường, tránh tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn được kinh doanh với thương hiệu đã được chứng nhận./.