DetailController

Sức khỏe - Đời sống

Chủ động phòng ngừa bệnh huyết tán bẩm sinh

16/08/2012 00:00
Bệnh Thalassemia hay còn gọi là bệnh (huyết tán bẩm sinh), hiện là bệnh không chữa được, người mang bệnh phải điều trị bằng truyền máu thải sắt cả đời, chi phí cao. Bệnh nhân thể nặng nếu không được truyền máu định kỳ sẽ tử vong trước 20 tuổi. Tuy nhiên bệnh có thể phòng tránh nếu được tư vấn trước hôn nhân và khám sàng lọc trước sinh.

Sau 3 năm triển khai “Mô hình can thiệp giảm thiểu mắc bệnh Thalassemia” tỉnh Hòa Bình đã triển khai tại 56 xã của 11 huyện, thành phố. Tỷ lệ người mang gene bệnh khá cao chiếm 25%, chủ yếu là người dân tộc thiểu số

Hiện nay chưa có thống kê đầy đủ về số người mắc bệnh thalassemia của toàn tỉnh, tuy nhiên theo kết quả điều tra của Bệnh viện Nhi Trung Ương tại 10 xã của huyện Kim Bôi, trong năm 2011 đã phát hiện 187 mẫu máu bị mắc bệnh Thalassemia, trong tổng số 1.160 mẫu máu chiếm tỷ lệ 15%. Các xã có tỷ lệ mắc bệnh cao là xã Đú Sáng, xã Hợp Đồng, xã Vĩnh Đồng. Tuy nhiên, do bệnh thalassemia phải điều trị rất tốn kém nên nhiều gia đình dù biết con mình bị bệnh cũng không có điều kiện chữa bệnh. Gia đình chị Bùi Thị Ức ở xã Vĩnh Đồng sinh được 2 người con trai, cháu lớn 11 tuổi, cháu bé 6 tuổi. Thấy hai con sinh ra không được khoẻ mạnh như những đứa trẻ khác, người lúc nào cũng yếu ớt, da vàng, thường xuyên ốm đau bệnh tật, cho các cháu đi khám gia đình mới biết cả hai cháu đều mắc bệnh thalassemia, Bác sỹ khuyên mỗi tháng phải đưa các cháu đến bệnh viện để truyền máu, thải sắt một lần

Đôi mắt đỏ hoe, dơm dớm nước mắt chị Ức tâm sự: Vợ chồng tôi đều làm nông nghiệp, cuộc sống của gia đình chỉ chông đợi vào mấy sào ruộng, nên việc đưa các cháu đi chữa bệnh cũng rất hạn chế, thương con nhưng không làm gì được tôi thấy có lỗi với các cháu.

Bệnh Thalassemia là bệnh không lây, nhưng chưa có thuốc chữa. Biểu hiện của bệnh da nhợt nhạt, mũi to, chậm phát triển, trí tuệ và thể trạng thấp, khi bệnh càng nặng ý thức ngày càng mất đi. Biến chứng của bệnh sẽ ảnh hưởng đến gan, tim phổi, nội tiết và xương.

Những đứa con sinh ra bị bệnh Thalassemia nguyên nhân là do hôn nhân cận huyết thống (là hôn nhân nội tộc, hôn nhân giữa các cặp vợ chồng trong cùng một họ hàng, hay nói cách khác là hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu trực hệ). Trên thực tế là hôn nhân giữa con cô - con cậu; con dì; con chú - con bác.

Hiện nay, phương pháp điều trị cơ bản cho người mắc bệnh thalassemia là truyền máu và thải sắt. Nếu đảm bảo tốt hai biện pháp này, người bệnh có thể phát triển, sống, học tập và làm việc bình thường. Tuy nhiên nếu không có chiến lược điều trị, tư vấn trước sinh, số bệnh nhân sẽ không ngừng gia tăng, thậm chí ảnh hưởng đến giống nòi của một số cộng đồng.

Để hạn chế tình trạng này cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền đặc biệt là tại những vùng có tỷ lệ mang gene bệnh cao, đồng thời cần sự quan tâm đồng bộ của các cấp, các ngành và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.