Cây lúa vụ Mùa, ốc bươu vàng tiếp tục gây hại nhẹ rải rác trên mạ và lúa mới cấy, diện tích nhiễm 45,0 ha (Lạc Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Sơn, Tân Lạc,..) tăng so với kỳ trước (kỳ trước 41,0 ha). Ngoài ra còn có các đối tượng khác như chuột, tập đoàn rầy, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh nghẹt rễ, châu chấu,..gây hại nhẹ rải rác trên lúa mới cấy - bén rễ hồi xanh - đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ. Trên cây có múi bệnh loét phát sinh gây hại diện tích nhiễm 5,0 ha (Tân Lạc) giảm nhẹ so với kỳ trước (kỳ trước 7,0 ha). Các đối tượng, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, nhện nhỏ, rệp muội, rệp sáp, bệnh sẹo, bệnh vàng lá thối rễ,...gây hại nhẹ rải rác tại các vùng trồng cây có múi. Cây ngô vụ Xuân Hè sâu keo mùa thu gây hại diện tích nhiễm 8,0 ha (Lạc Thủy); sâu xám xuất hiện gây hại diện tích nhiễm 3,0 ha (Lạc Thủy). Các đối tượng, sâu cắn lá, sâu sám, sâu đục thân bệnh đốm lá lớn gây hại rải rác với mật độ và tỷ lệ thấp. Trên cây mía bệnh thối ngọn mía phát sinh gây hại diện tích nhiễm 4,5 ha (Tân Lạc). Rệp bông xơ trắng, rệp sáp, bọ hung sâu đục thân,..gây hại rải rác trên các diện tích mía chưa thu hoạch. Bọ hung gây hạị nhẹ rải rác trên các vùng trồng mía giai đoạn đẻ nhánh - vươn lóng. Trên cây rau họ bầu bí bệnh giả sương mai, bệnh phấn trắng, bọ trĩ, sâu xanh, bệnh héo xanh, rệp,…tiếp tục gây hại rải rác trên các vùng trồng rau với mật độ và tỷ lệ thấp. Rau họ hoa thập tự sâu tơ, bệnh lở cổ rễ, sâu xanh bướm trắng, bọ nhảy, sâu khoang, bệnh thối nhũn, rệp muội, chuột gây hại nhẹ rải rác. Cây sắn bệnh khảm lá sắn xuất hiện gây hại tại (Yên Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc,..) với tỷ lệ phổ biến 1 -3 % số cây, cao 7 - 10 số cây. Mật độ bọ phấn trắng phổ biến 1 - 2 con/lá, cao 3 - 5 con/lá. Cây trồng khác châu chấu tre gây hại trên rừng luồng, bương (Cao Phong, thành phố Hòa Bình, Đà Bắc, Mai Châu,..) cần theo dõi sát sao mật độ châu chấu tại các vùng thường xuyên xuất hiện châu chấu gây hại trên địa bàn huyện, thành phố. Bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ, bệnh đốm lá, bệnh phồng lá, bệnh khô cành chè tiếp tục gây hại, Rệp sáp, rệp muội, nhện lông nhung, bọ xít nâu, bệnh thán thư...hại rải rác trên các vùng trồng nhãn, vải.
Dự báo sinh vật gây hại chủ yếu trong kỳ tới: Cây lúa vụ Mùa ốc bươu vàng tiếp tục gây hại trên lúa mới cấy giai đoạn bén rễ hồi xanh - đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ, hại nặng ở những chân ruộng trũng gần ao hồ, sông suối, nếu không xử lý kịp thời gây mất khoảng. Cần áp dụng các biện pháp quản lý ốc bươu vàng để hạn chế gây hại cho lúa mới cấy. Tập đoàn rầy tiếp tục gây hại và gia tăng mật độ trên lúa trà sớm, chính vụ giai đoạn bén rễ hồi xanh - đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ. Lưu ý kiểm tra sự xuất hiện của rầy lưng trắng môi giới truyền bệnh lùn sọc đen. Ngoài ra còn một số đối tượng như ngộ độc hữu cơ, bệnh nghẹt rễ, dòi đục nõn, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đốm nâu, chuột,…phát sinh gây hại. Chuột tiếp tục gây hại những ruộng cạn nước, ruộng gần gò đồi, ven làng. ngoài lúa còn gây hại trên các cây trồng cạn khác. Cây có múi nhện nhỏ, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, rầy chổng cánh, bệnh loét, ghẻ sẹo, thán thư, đốm nâu, rệp muội, rệp sáp, bệnh vàng lá thối rễ, sâu đục thân, ốc sên,..gây hại nhẹ cục bộ trên cây có múi giai đoạn phát triển thân lá, quả nhỏ, phát triển quả. Cây rau họ bầu bí bệnh phấn trắng, bệnh giả sương mai, bọ trĩ, sâu xanh bướm trắng, bệnh héo xanh, rệp, sâu khoang, chuột,..tiếp tục gây hại rải rác trên các vùng trồng rau với mật độ và tỷ lệ thấp. Rau họ hoa thập tự sâu tơ, bệnh lở cổ rễ, sâu xanh bướm trắng, bọ nhảy, sâu khoang, bệnh thối nhũn, rệp muội, chuột gây hại nhẹ rải rác. Cây mía rệp xơ trắng, sâu đục thân, bệnh khô vằn,..tiếp tục gây hại rải rác trên mía đang thu hoạch. Sâu xám, chuột, bệnh thối ngọn, bọ hung...gây hạị nhẹ rải rác trên các vùng trồng mía giai đoạn đẻ nhánh - vươn lóng. Cây ngô xuân hè sâu keo mùa thu, sâu xám, sâu cắn lá, bệnh đốm lá tiếp tục gây hại trên ngô vụ Hè thu giai đoạn trồng mới, mọc mầm. Cây sắn bệnh khảm lá sắn, bọ phấn trắng tiếp tục gây hại tại các vùng trồng sắn tập trung, vùng nhiễm, ổ bệnh cũ (Yên Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc,..). Các huyện trồng sắn tiếp tục theo dõi quản lý chặt chẽ mật độ bọ phấn trắng để hạn chế sự lây lan bệnh khảm lá sắn sang các vùng trồng sắn lân cận. Tiến hành các biện pháp phòng, trừ bọ phấn trắng trên sắn để hạn chế sự lây lan bệnh khảm lá sắn trên diện rộng. Khi phát hiện nguồn bệnh cần tiến hành tiêu hủy đối với diện tích sắn đã nhiễm bệnh khảm lá. Cây trồng khác tiếp tục theo dõi mật độ, sự di chuyển của châu chấu tre, tại các vùng thường xuyên xuất hiện châu chấu gây hại trên địa bàn các huyện, thành phố. Bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ, bệnh đốm lá, bệnh phồng lá, bệnh khô cành chè tiếp tục gây hại trên các vùng trồng chè. Rệp sáp, rệp muội, nhện lông nhung, bọ xít nâu, bệnh thán thư...hại rải rác trên các vùng trồng nhãn, vải.
Các địa phương cần thực hiện tốt các nội dung sau: Tích cực chăm sóc cây có múi giai đoạn phát triển quả, thường xuyên kiểm tra cắt bỏ các cành sâu bệnh, bón phân chăm sóc kịp thời giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. Tăng cường công tác chỉ đạo làm cỏ, chăm sóc bón phân cho lúa với các trà sớm. Chủ động theo dõi diễn biến thời tiết, khí hậu để đảm bảo dự tính dự báo sâu bệnh hại sớm kịp thời, hiệu quả, chủ động kiểm tra, lấy mẫu rầy lưng trắng gửi phân tích để kịp thời quản lý bệnh lùn sọc đen trên lúa mùa. Trong các đợt nắng nóng kéo dài cần giữ ổn định mực nước cho diện tích lúa mới cấy, kiểm tra, rà soát các vùng nhiễm ốc bươu vàng; áp dụng các biện pháp thu gom, xử lý ốc bươu vàng ngay từ thời điểm làm đất và sau cấy. Khuyến cáo bà con nông dân hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong giai đoạn lúa đẻ nhánh, đẻ nhánh rộ để bảo vệ thiên địch. Quản lý chặt chẽ các nguồn nước, hồ chứa, điều tiết nước hợp lý phục vụ cho sản xuất năm 2024. Đặt bẫy bả chua ngọt nhử bắt trưởng thành sâu keo mùa thu, sâu đục thân trên ngô và cây rau màu. Duy trì hệ thống bẫy đèn phục vụ cho công tác dự tính dự báo dịch hại cây trồng./.