* Phóng viên: Xin đồng chí cho biết những kết quả nổi bật mà ngành GD&ĐT đã đạt được trong năm 2011, qua đó, đồng chí cho biết những bài học kinh nghiệm trong quản lý điều hành để dẫn đến thành công?
Đồng chí Nguyễn Minh Thành- Giám đốc Sở GD&ĐT
Năm 2011, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, sự phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thành phố, sự nghiệp GD&ĐT Hoà Bình tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng trên khắp các lĩnh vực của sự nghiệp GD&ĐT. Hệ thống giáo dục quốc dân trong tỉnh được hoàn chỉnh bao gồm các cấp học từ Mầm non, Giáo dục Phổ thông, Giáo dục Thường xuyên và Giáo dục chuyên nghiệp. Quy mô các ngành học phát triển mạnh mẽ khắp các bản làng, thôn xóm. Toàn tỉnh có trên 713 trường học, quy mô trường lớp đã đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Một thành tựu rất quan trọng của ngành GD&ĐT Hoà Bình là chúng ta đã đảm bảo tốt nhất về “Quyền được giáo dục, học tập của trẻ em”. Trẻ em được đảm bảo cơ hội học tập và phát triển tiềm năng mọi mặt. Các chỉ số phản ánh về quy mô phát triển trường lớp, học sinh trong tỉnh đã khẳng định cơ hội học tập của trẻ em được thực hiện tốt. Quyền và cơ hội học tập của trẻ em trong tỉnh được đảm bảo thể hiện ở tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi, bình quân hàng năm từ 95 - 99,8%, các trường vùng thuận lợi, thị xã thị trấn đạt 100%. Tỷ lệ trẻ em nhập học đúng độ tuổi ở tỉnh ta có thể so sánh ngang bằng với các tỉnh thành phố có điều kiện kinh tế phát triển của cả nước.
Cơ hội học tập của trẻ em khuyết tật trong tỉnh ngày càng được chăm lo và quan tâm theo hình thức giáo dục Hòa Nhập. Các hình thức học tập chuyên biệt và hoà nhập được chú ý đầu tư. Nhiều học sinh đã học tập tốt, thực sự giảm bớt những lo âu và gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trẻ em gái được đến trường ngày càng tăng, không có sự phân biệt về cơ hội học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái. Tỷ lệ lưu ban, bỏ học đối với các học sinh nữ ngày càng giảm; đặc biệt tỷ lệ học sinh nữ xếp loại văn hoá, đạo đức vượt trội các học sinh nam ở một số bộ môn khoa học xã hội, hiểu biết, ứng xử xã hội đã cho thấy sự phát triển trí tuệ ngày càng cao của học sinh nữ, đặc biệt là học sinh dân tộc ít người...
Chất lượng đội ngũ không ngừng được nâng cao, đội ngũ giáo viên giỏi các ngành học, bậc học ngày càng được tăng cường về số lượng. Đến nay, ngành GD&ĐT đã có trên 11.000 giáo viên có trình độ Đại học, CĐSP, TH sư phạm thuộc các các cấp học với trên 6.000 giáo viên là người dân tộc. Chất lượng đội ngũ được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, toàn ngành đã có 26 Nhà giáo được Phong tặng Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú.
Chất lượng dạy và học trong các nhà trường không ngừng được coi trọng. Hiệu quả đào tạo hằng năm đạt 98% - 99,5%. Tiếp tục củng cố và phát huy kết quả Chống mù chữ - PCGDTH, PCGDTH đúng độ tuổi; PCGDTHCS. Năm 2012, toàn tỉnh phấn đấu đạt chuẩn phổ cập Mầm non cho trẻ em năm tuổi. Công tác giáo dục dân tộc tiếp tục được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo. Hệ thống các trường PT DTNT tiếp tục được củng cố. Đến nay toàn tỉnh đã có 11 trường PT DTNT bao gồm 1 trường PT DTNT tỉnh; 8 trường PT DTNT huyện và 2 trường PT DTNT liên xã. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Bộ mặt các trường học thay đổi ngày càng khang trang sạch đẹp hơn. Chú trọng công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Toàn tỉnh có 134 trường đạt chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ 18,9%, trong đó có 25 trường Mầm non; 73 trường Tiểu học; 31 trường Trung học cơ sở và 3 trường THPT đạt chuẩn Quốc gia. Toàn tỉnh có 15 thư viện trường học xuất sắc; 30 thư viện trường học tiên tiến và 75 thư viện trường học đạt chuẩn. Ngành đã Khai trương và đưa vào sử dụng có hiệu quả Website ngành GD&ĐT.
Công tác xây dựng Đảng trong các đơn vị, trường học được chú trọng. Toàn ngành tiếp tục thực hiện có kết quả Chỉ thị 34/CT-TW ngày 30/05/1998 của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, đoànthể quần chúng” trong trường học. Đến nay, toàn ngành có 6 đảng bộ và 713 chi bộ trường học với tổng số 8.880 đảng viên, đạt tỷ lệ 43,3% so với tổng số CB, GV, NV toàn ngành. Trong tổng số 8.880 đảng viên có 6.255 đảng viên nữ chiếm 70,4%; 3.934 đảng viên người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 44,4% so với tổng số đảng viên toàn ngành. 100% các trường học có chi bộ; 99,6% cán bộ quản lý các cấp là đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Năm 2011, Sở GD&ĐT được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Cờ thi đua xuất sắc tiêu biểu, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì. Đây là thành tích rất quan trọng mà toàn ngành đã nỗ lực phấn đấu và đạt được trong giai đoạn vừa qua.
* Năm 2011 kết thúc, từ những kết quả đã đạt được, Sở GD&ĐT rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo, điều hành. Trước hết là điều hành quản lý giáo dục thống nhất, chất lượng, hiệu quả. Phân cấp quản lý mạnh mẽ cho các đơn vị trường học thực hiện tự chủ mà trước hết là tự chủ về chất lượng dạy và học. Tăng cường công tác dự báo và kế hoạch hóa sự phát triển giáo dục. Đưa giáo dục và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Có kế hoạch điều tiết về phát triển quy mô cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Gắn công tác đào tạo với sử dụng CBQLGD và giáo viên. Thực hiện chính sách cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ đối với các vùng khó khăn. Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý giáo dục; làm tốt chức năng quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, xây dựng, hoàn thiện các chính sách, cơ chế về Giáo dục và Đào tạo. Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện chương trình và chất lượng. Đổi mới cơ chế quản lý, bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp, chấn chỉnh và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý giáo dục và đào tạo. Hoàn thiện hệ thống thanh tra giáo dục, tăng cường cán bộ thanh tra, tập trung vào thanh tra chuyên môn. Tăng cường quản lý, chấn chỉnh kỷ cương nền nếp trường học. Xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục. Coi trọng hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học giáo dục, nhằm giải đáp những vấn đề lý luận và thực tiễn trong giáo dục. Tiếp tục đổi mới và mở rộng quan hệ trao đổi và hợp tác giáo dục đào tạo với nước ngoài. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục tạo thêm nguồn lực phát triển GD&ĐT.