DetailController

">

">

Giáo dục

Cần phối hợp bài bản trong đào tạo nghề cho nông dân

23/07/2010 00:00

Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" được thực hiện trong 10 năm, vì vậy cần phải có sự phối hợp tập trung và bài bản giữa các Bộ, ngành với các địa phương

Phó Thủ tướng yêu cầu từ nay đến tháng 10/2010, 100% số xã phải được hướng dẫn về Quyết định 1956. Ảnh: Chinhphu.vn

Ngày, 22/7, tại Nha Trang, Khánh Hòa đã diễn ra Hội nghị giao ban triển khai Quyết định 1956 QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân; đại diện các Bộ, ngành và các tỉnh từ Quảng Nam trở vào đã đến dự.

 

Với Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, lần đầu tiên Chính phủ đặt ra yêu cầu đào tạo nghề quy mô lớn cho nông dân Việt Nam. Đây chính là cơ hội lớn để tạo bước chuyển biến cơ bản về chất cho lao động khu vực nông thôn.

Chương trình sẽ thực hiện trong 10 năm, vì vậy đòi hỏi phải có sự phối hợp tập trung và bài bản giữa các Bộ, ngành với các địa phương.

Từ khi triển khai Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương đã linh hoạt lồng ghép hoạt động điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT). Một số địa phương đã chủ động bổ sung ngân sách để thực hiện công tác điều tra khảo sát, dự báo như cầu dạy nghề cho LĐNT (Hưng Yên, Quảng Bình, Kon Tum, Khánh Hòa, Kiên Giang, Cà Mau,…).

Các hoạt động như tuyên truyền, tư vấn cho, giải quyết việc làm cho nông dân, việc đào tạo giáo viên dạy nghề đã có bước tiến dài so với trước.

Trên cơ sở Quyết định 1956 và hướng dẫn của Bộ LĐTBXH, một số địa phương đã điều chỉnh kế hoạch dạy nghề cho LĐNT năm 2010 đồng thời xác định danh mục nghề đào tạo và phê duyệt định mức chi phí đào tạo cho từng nghề phù hợp với chương trình, thời gian đào tạo và đặc điểm của địa phương.

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao tinh thần vào cuộc khẩn trương, quyết liệt và có trách nhiệm của các Bộ, ngành. Theo Phó Thủ tướng, việc đào tạo nghề cho LĐNT có tác dụng nâng cao năng suất lao động, đưa nông nghiệp trở thành mũi nhọn của nền kinh tế đất nước.

Để cụ thể hóa những yêu cầu đào tạo nghề cho nông dân, Phó Thủ tướng yêu cầu từ nay đến cuối năm 2010, mỗi địa phương phải ký được ít nhất 1 hợp đồng đào tạo nghề theo nhu cầu của nông dân với các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề chuyên nghiệp.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông, cụ thể là Tổ truyền thông của Đề án cần phải tuyên truyền tương xứng với quy mô của Đề án. Chương trình truyền thông phải sinh động, dễ hiểu, có tính tương tác theo dạng hỏi - đáp.

 

 

Đối với các địa phương, Phó Thủ tướng yêu cầu từ nay đến tháng 10/2010, 100% số xã trên cả nước phải được hướng dẫn và phổ biến đầy đủ về Quyết định 1956. 100% các Phòng LĐTBXH các huyện phải có cán bộ chuyên trách về dạy nghề cho nông dân. Cũng trong tháng 10/2010, các địa phương phải phổ biến tới 90% hộ nông dân về đề án rất thiết thực này.

Trong tháng 10/2010, Ban Chỉ đạo Trung ương sẽ tổ chức giao ban truyền hình trực tuyến  trên phạm vi toàn quốc về những vấn đề liên quan đến Quyết định 1956.

Theo Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Kim Ngân, Quyết định 1956  được xã hội đánh giá rất cao bởi đây là chủ trương hợp lòng dân