Nguyên tắc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở: Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo, quản lý của chính quyền trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở thông qua việc đóng góp, xây dựng các văn bản pháp luật và hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Các Sở, ngành liên quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh trong việc xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Thường xuyên triển khai, thực hiện việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu, thực tiễn; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Tổ chức các hội nghị tập huấn, quán triệt, phổ biến Luật; thông tin, tuyên truyền về Luật; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tạo thành nền nếp trong mỗi cơ quan tổ chức, đơn vị, địa phương, cơ sở. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của tập thể, cá nhân bảo đảm kịp thời, nghiêm túc trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án thực hiện dân chủ ở cơ sở phù hợp với nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở; kịp thời giải quyết các kiến nghị, đề xuất của Nhân dân. Đăng tải các nội dung cần xin ý kiến Nhân dân công khai lên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh và Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở:
Về bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho người được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vững về chuyên môn, nghiệp vụ, có tư duy triển khai, thực hiện pháp luật, có kỹ năng thu thập và xử lý thông tin nhanh nhạy, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức phân công cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có chuyên môn, nghiệp vụ để tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Hằng năm, các cơ quan, đơn vị, tổ chức xây dựng kế hoạch cử cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thực hiện công tác dân chủ ở cơ sở tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; nâng cao nhận thức cộng đồng về việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức thường xuyên đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; lựa chọn các hình thức phù hợp với đặc điểm tình hình của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức để thông tin, tuyên truyền như: Tuyên truyền thông qua “Ngày pháp luật”, qua các cuộc họp của cơ quan, cuộc họp của thôn, tổ dân phố, buổi sinh hoạt cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của Nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về việc thực hiện dân chủ và bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Hằng năm, các cơ quan, đơn vị, tổ chức xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch, chương trình phổ biến giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; đồng thời chỉ đạo các cơ quan, ngành chức năng, các địa phương thuộc quyền quản lý chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình phổ biến giáo dục pháp luật có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; nghiên cứu nắm chắc đặc điểm, tình hình của từng địa bàn, đối tượng cần được tuyên truyền pháp luật để có nội dung, phương pháp tuyên truyền phù hợp.
Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức; vai trò nêu gương của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện dân chủ và bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học - kỹ thuật, trang bị phương tiện kỹ thuật và bảo đảm các điều kiện cần thiết khác cho việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở
Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình, có nhiều thành tích trong việc phát huy và tổ chức thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; phát hiện và xử lý nghiêm cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị bổ sung tiêu chí thực hiện dân chủ ở cơ sở là một trong những căn cứ để nhận xét, đánh giá kết quả làm việc hằng tháng, quý, năm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện nhiệm vụ. Sở Nội vụ tham mưu bổ sung tiêu chí thực hiện dân chủ ở cơ sở là một trong những tiêu chí để xếp loại cải cách hành chính hằng năm của Ủy ban nhân dân các cấp và các của cơ quan, đơn vị, tổ chức.
Kinh phí bảo đảm để triển khai, thực hiện được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và các nguồn lực hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
UBND tỉnh giao Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị, tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch này và các văn bản có liên quan về thực hiện dân chủ ở cơ sở; đồng thời, hằng năm tổng hợp báo cáo của các cơ quan, đơn vị tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả triển khai thực hiện. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho người được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Xây dựng Kế hoạch kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định.
Sở Tư pháp: Phối hợp với các đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật các nội dung liên quan công tác dân chủ ở cơ sở; phối hợp với các ngành liên quan, đơn vị, địa phương tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng, trang bị kiến thức pháp luật, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho công chức Tư pháp - Hộ tịch ở cấp xã và đội ngũ hòa giải viên cấp cơ sở đảm bảo kịp thời.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, triển khai, thực hiện công tác quản lý nhà nước về thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh; Phối hợp với Sở Nội vụ báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, rà soát việc triển khai, thực hiện Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.
Sở Tài chính: Hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định hiện hành.
Thanh tra tỉnh: Chủ trì, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, nhất là những vụ việc khiếu kiện phức tạp, đông người, kéo dài.
Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về thực hiện dân chủ; kịp thời thông tin và biểu dương các tổ chức và cá nhân thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đăng tải, phát sóng đưa tin, cập nhật các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trong việc triển khai, thực hiện nội dung của Nghị quyết và kế hoạch này.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh tuyên truyền sâu rộng, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện đúng phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; chỉ đạo theo ngành dọc phối hợp chặt chẽ với UBND các cấp giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện dân chủ ở cơ sở tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. thực hiện các quy định về tổ chức, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh: Chỉ đạo, hướng dẫn, công đoàn các cấp thực hiện quy định của tổ chức, hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước, nơi có tổ chức công đoàn và thực hiện trách nhiệm của tổ chức công đoàn quy định tại Luật và các văn bản dưới Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Các Sở, ban, ngành; các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Tổ chức quán triệt, triển khai Kế hoạch này; đồng thời xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương để triển khai, thực hiện hiệu quả Nghị quyết. Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tham mưu Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành Nghị quyết về biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên đại bàn theo quy định của Luật. Thường xuyên đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định./.