1.“Đề nghị Chính phủ quan tâm, có chính sách cấp thẻ BHYT cho đối tượng người cao tuổi hiện đang sinh sống ở các xã, thị trấn thuộc khu vực I nhằm giảm bớt khó khăn cho người cao tuổi trong việc khám, chữa bệnh. Theo số liệu thống kê của Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam thì hiện nay cả nước còn khoảng 5% người cao tuổi chưa có thẻ BHYT”. (sau Kỳ họp thứ Ba).
2. “Đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ chính sách BHYT đối với người dân tộc thiểu số hiện đang sinh sống ở các xã thuộc khu vực I nhằm giúp họ giảm bớt khó khăn trong điều trị bệnh. Vì hiện nay, hầu hết đời sống người dân còn nhiều khó khăn, nhiều hộ không có khả năng mua bảo hiểm y tế cho các thành viên trong gia đình”. (sau Kỳ họp thứ Ba).
3. Việc quản lý các trạm y tế xã, phường, thị trấn theo ngành dọc như hiện nay còn nảy sinh nhiều bất cập, chưa phù hợp. Do đó, cử tri đề nghị phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý, chỉ đạo, điều hành để đảm bảo phù hợp hơn.
Trả lời:
Tại Văn bản số 5558/BYT-VPB1 ngày 05/10/2022 Bộ Y tế đã trả lời như sau:
1. Về việc cử tri đề nghị quan tâm, có chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng người cao tuổi hiện đang sinh sống ở các xã, thị trấn thuộc khu vực I nhằm giảm bớt khó khăn cho người cao tuổi trong việc khám, chữa bệnh. Theo số liệu thống kê của Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam thì hiện nay cả nước còn khoảng 5% người cao tuổi chưa có thẻ bảo hiểm y tế.
- Theo quy định tại khoản 17, Điều 3, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế cho những người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
- Các chính sách, pháp luật khác về bảo hiểm y tế cũng có quy định cụ thể, phù hợp với khả năng chi trả của ngân sách nhà nước dành cho các đối tượng nói chung và người cao tuổi nói riêng. Nhiều địa phương trong khả năng ngân sách của mình có nhiều giải pháp hỗ trợ bảo hiểm y tế cho các đối tượng khó khăn, trong đó cả người cao tuổi chưa có bảo hiểm y tế. Bộ Y tế xin tiếp thu kiến nghị y của cử tri và sẽ nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định trong điều kiện phù hợp.
2. Đề nghị tiếp tục quan tâm, hỗ trợ chính sách bảo hiểm y tế đối với người y dân tộc thiểu số hiện đang sinh sống ở các xã thuộc khu vực I nhằm giúp họ giảm bớt khó khăn trong khám và điều trị bệnh. Vì hiện nay, hầu hết đời sống người dân còn nhiều khó khăn, nhiều hộ không có khả năng mua bảo hiểm y tế cho các thành viên trong gia đình.
- Thời gian qua với sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành trong hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm y tế, đặc biệt là việc ngân sách nhà nước mua thẻ bảo hiểm y tế cho các nhóm đối i tượng, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận các dịch vụ bảo đảm việc triển khai thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận ; theo đúng kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, theo nhiệm vụ chính trị chăm sóc sức khỏe hiện đại, giảm bớt gánh nặng về tài chính và góp phần tăng tỷ lệ bao phủ dân số tham gia bảo hiểm y tế.
- Tuy nhiên, từ năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và chính sách mua thẻ bảo hiểm y tế cho người dân sinh sống tại các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ thì số người tham gia bảo hiểm y tế đã giảm.
- Trước thực tế nêu trên, để tạo điều kiện cho người dân giảm bớt khó khăn, duy trì chính sách bảo hiểm y tế bền vững, Bộ Y tế đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bổ sung người dân tộc thiểu số thoát nghèo theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ vào trong Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ; theo đó đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sinh sống tại các xã khu vực III, khu vực II, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ. Hiện nay Bộ Y tế đang khẩn trương triển khai xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và sẽ nghiên cứu kiến nghị của cử tri trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định trong điều kiện phù hợp.
3. Việc quản lý các trạm y tế xã, phường, thị trấn theo ngành dọc như hiện nay còn nảy sinh nhiều bất cập, chưa phù hợp. Do đó, cử tri đề nghị phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý, chỉ đạo, điều hành đối với các trạm y tế để đảm bảo phù hợp hơn.
Ngày 27/5/2021, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 07/2021/TT-BYT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương để thống nhất thực hiện chung. Việc phân cấp quản lý các lĩnh vực cụ thể thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trên đây là nội dung trả lời đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Hoà Bình liên quan đến lĩnh vực y tế thông tin tới cử tri./.