Cụ thể: đã có 01 người mất tích do trượt xe máy xuống mương nước trên địa bàn huyện Lương Sơn; có 07 hộ dân bị thiệt hại và ảnh hưởng về nhà ở tại các xã Bình Thanh (Cao Phong), các xã Giáp Đắt, Vầy Nưa, Tân Minh, Nánh Nghê. Về lúa, hoa màu và các cây trồng khác: Huyện Đà Bắc: Ngập khoảng 1,0 ha lúa, tại xóm Mọc, xã Nánh Nghê (Mức độ thiệt hại một phần dưới 30%), huyện Tân Lạc: 0,05ha lúa bị đất vùi lấp, thuộc địa bàn xã Phú Cường (mức độ thiệt hại > 70%); huyện Đà Bắc: Tường bao trường Tiểu học và trung học xã Trung Thành độ sập 20m tường bao. Các tuyến đường tại huyện Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc đều bị sạt lở, đất đá lở xuống lòng, lề đường gây ách tắc giao thông.
Để khắc phục hậu quả thiên tai, Chính quyền địa phương nơi xảy ra thiệt hại triển khai các biện pháp tiêu thoát úng cho hoa màu, cắm biển cảnh báo khu vực mất an toàn, khắc phục tạm thời những vị trí sạt lở nhằm đảm bảo an toàn người và tài sản khi tham gia giao thông qua những điểm sạt lở; dọn dẹp đất đá sạt lở, sửa chữa nhà ở ổn định đời sống cho người dân. Tổ chức, huy động các lực lượng tìm kiếm người mất tích. Tiếp tục theo dõi tình hình thời tiết, mưa lũ để có biện pháp ứng phó phù hợp. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tiếp tục đôn đốc các huyện, thành phố Hòa Bình triên khai các biện pháp chủ động ứng phó với mưa bão, theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo tình hình thời tiết. Đồng thời yêu cầu các địa phương, cơ quan, đơn vị tiếp tục kiểm tra, tổng hợp tình hình thiệt hại và có báo cáo nhanh gửi về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai./.