DetailController

Tỉnh uỷ Hoà Bình

Ban hành Đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021-2025

16/11/2021 00:00
Ngày 1/11/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 07 –ĐA/TU, về triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021-2025. Kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025 dự kiến: 52.975.586 triệu đồng (Năm mươi hai nghìn, chỉn trăm bảy mươi lăm tỷ, năm trăm tám mươi sáu triệu đồng), bao gồm kinh phí từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và của doanh nghiệp, cụ thể: Nguồn vốn ngân sách tỉnh: 610.114 triệu đồng, chiếm 1,2%, gồm: Kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ (theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ và Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 08/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ): 24.800 triệu đồng. Kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp: 581.314 triệu đồng (KCN: 378.514 triệu đồng; CCN: 202.800 triệu đồng). Kinh phí Khuyến công địa phương: 4.000 triệu đồng. Nguồn vốn của các doanh nghiệp: 52.365.472 triệu đồng, chiếm 98,8%.

Mục tiêu của Đề án là phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải thực sự trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, ổn định xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng hiện đại, duy trì phát triển ngành nghề truyền thống, hướng mạnh cho xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao; giữ vai trò động lực quan trọng trong phát triển kinh tế và thực hiện các mục tiêu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng bình quân 9%/năm. Đến năm 2025, diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp khoảng 4.600ha (chiếm 1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh). Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế tỉnh đạt 54%. Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,9%. Tỷ lệ lấp đầy bình quân các KCN đạt 80% trở lên, các CCN đạt 50% trở lên. Số làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận: Từ 01 làng nghề trở lên; Bảo tồn và phát triển 05 làng nghề truyền thống; lao động ngành nghề nông thôn, làng nghề tham gia đào tạo nghề khoảng 600 lao động.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra 5 nhiệm vụ, 9 giải pháp thực hiện Đề án. Tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, đảm bảo thân thiện môi trường với trọng tâm là công nghiệp hỗ trợ; chế biến khoáng sản; chế biến nông lâm sản; vật liệu xây dựng; công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử...; trên cơ sở phát triển các khu chế biến và các vùng nguyên liệu phụ trợ, các khu, CCN. Rà soát và xử lý dứt điểm các dự án sản xuất công nghiệp hoạt động kém hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường, có tác động tiêu cực tới phát triển du lịch và môi trường, sinh thái. Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề gắn với nguồn nguyên liệu hiện có, thân thiện với môi trường, phục vụ du lịch và xuất khẩu. Tập trung vận động, thu hút các dự án công nghiệp lớn nhằm tác động tích cực và thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh; các doanh nghiệp có uy tín, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp điện tử, cơ khí, khuyến khích đầu tư công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp chế biến nông sản... để tạo sự đột phá trong phát triến kinh tế - xã hội, từ đó mang lại tác động lan tỏa, lôi cuốn các doanh nghiệp khác vào đầu tư, sản xuất kinh doanh. Khuyến khích, ưu tiên các doanh nghiệp có ứng dụng sử dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, công nghệ mới, kiên quyết không sử dụng công nghệ và thiết bị lạc hậu, đã qua sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo môi trường. Tăng cường bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nhất là sở hữu trí tuệ trong thời đại số. Tiếp tục hỗ trợ phát triển công nghiệp theo các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, xây dựng, ban hành các chính sách mới cho các lĩnh vực ưu tiên đầu tư. Tập trung huy động mọi nguồn lực để hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông, hệ thống xử lý nước thải tập trung; hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào các khu, CCN. Tập trung ưu tiên phát triển vùng động lực kinh tế của tỉnh. Xây dựng các cơ chế chính sách ưu tiên và bố trí nguôn lực hợp lý cho vùng động lực gồm: Thành phố Hòa Bình, Lương Sơn, Bắc Lạc Thủy. Ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật các CCN, khu công nghiệp như: CCN Đồng Tâm, CCN Phú Thành II, CCN Công nghệ cao, CCN Tiên Tiến, CCN Xóm Rụt, CCN Hòa Sơn, CCN Đà Bắc, CCN Phong Phú, CCN Đông Tâm II; khu công nghiệp Yên Quang, khu công nghiệp Nam Lương Sơn... . Đặc biệt là các khu, CCN nằm trong vùng động lực của tỉnh; tiếp tục rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triên các khu, CCN trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của cả nước. Xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể để từng bước di dời các cơ sở sản xuất vào các khu, CCN nhằm tiết kiệm hạ tầng phục vụ sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường tập trung. Tạo quỹ đất khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch văn hóa, du lịch thể thao, hội thảo, dịch vụ du lịch cộng đồng, kinh tế ban đêm,...Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, công tác quản lý cư trú, quản lý xuất, nhập cảnh, quản lý người lao động nước ngoài, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc hại nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại các khu vực, địa bàn có các khu, CCN....

Hiệu quả của Đề án phát triển công nghiệp, tiếu thủ công nghiệp với mục tiêu phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bền vững và hiệu quả theo hướng hiện đại, giữ vai trò động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đem lại lợi ích cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất tham gia trực tiếp và gián tiếp, đồng thời góp phần đem lại hiệu quả kinh tế to lớn cho toàn xã hội, giải quyết hài hòa 3 lợi ích: Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 23/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Đẩy mạnh phát triển và mở rộng các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong sản xuất kinh doanh; gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu của tỉnh; giải quyết việc làm và tạo thu nhập cao cho người lao động. Nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế xã hội của địa phương, giúp các tô chức, cá nhân tiếp cận khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến, phát huy tiềm năng săn có của địa phương. Sản phẩm công nghiệp đa dạng, phong phú. Năng lực sản xuất công nghiệp được nâng cao. Thúc đấy nhanh quá trình chuyến dịch cơ cấu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh tế nông thôn; tạo ra nhiều việc làm góp phần ổn định cuộc sống và hạn chế những tiêu cực phát sinh do thiếu việc làm tại địa phương. Nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, từng bước chuyến dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, tăng thu ngân sách cho các địa phương và của tỉnh. Tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển; thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao góp phần phát triến sản xuất, thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập cho người dân và doanh nghiệp.