Hướng dẫn, hỗ trợ 02 doanh nghiệp lập hồ sơ tiến hành công bố hợp chuẩn cho các sản phẩm hàng hóa và ra thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận cho 06 sản phẩm hàng hóa của các Doanh nghiệp; hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng, công bố áp dụng 284 TCCS cho sản phẩm của địa phương và 01 doanh nghiệp tư nhân xây dựng, công bố áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015; Hướng dẫn 01 đơn vị là Sở Y tế tỉnh Hòa Bình xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của tỉnh Hòa Bình. Hỗ trợ xây dựng và cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm nông sản đạt 21 mã số vùng trồng; Hỗ trợ chứng nhận theo tiêu chuẩn GlobalGAP và VietGAP cho gần 2,3 ngàn ha diện tích vùng trồng sản phẩm nông sản thực phẩm của địa phương. Qua đó đã hướng dẫn, hỗ trợ xuất khẩu 1017 tấn sản phẩm trồng trọt và 975 tấn sản phẩm đã qua chế biến với giá trị 518,65 tỷ đồng sang các thị trường cao cấp như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Anh (chuối, mía, nhãn, bưởi…), 35 triệu lon sản phẩm chế biến từ các loại hạt sang thị trường các nước: Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan, Hàn Quốc và EU xuất khẩu lâm sản với giá trị 790 tỷ đồng sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ và Canada, bước đầu tạo nền tảng cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển sản phẩm, hàng hoá về năng suất, chất lượng… để hội nhập sâu hơn nữa vào thị trường quốc tế.
Đến năm 2022 đã hỗ trợ thành lập 21 tổ chức khoa học công nghệ, trong đó có 08/21 tổ chức khoa học công nghệ công lập và 13/21 tổ chức khoa học công nghệ ngoài công lập (10 tổ chức khoa học nông nghiệp; 06 tổ chức khoa học xã hội và nhân văn; 04 tổ chức khoa học kỹ thuật và công nghệ; 01 tổ chức khoa học y dược); 11 doanh nghiệp khoa học công nghệ; trong đó có 08 doanh nghiệp nhận chuyển giao công nghệ thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ , 03 doanh nghiệp tự nghiên cứu và làm chủ công nghệ . Qua đó, đã giúp doanh nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp khoa học công nghệ (như thuế, quỹ đất, vay vốn…) để từ đó doanh nghiệp có điều kiện quan tâm, đầu tư hơn nữa cho hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tổ chức thẩm định, cho ý kiến về công nghệ đối với trên 100 dự án đầu tư vào tỉnh, nhằm loại bỏ những công nghệ lạc hậu và triển khai thực hiện có hiệu quả một số đề tài hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá, đổi mới công nghệ nhằm cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá của địa phương như “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng đổi mới công nghệ của một số doanh nghiệp sản xuất của tỉnh Hòa Bình. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực đổi mới cho các doanh nghiệp”; “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của của các doanh nghiệp hoạt động công thương tỉnh Hòa Bình trong thời kỳ hội nhập quốc tế”./.