Trong những năm qua, loại hình kinh doanh này đã có bước phát triển mạnh, một mặt do nhu cầu xã hội, một mặt lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh này đã lại cao, do vậy những năm gần đây trên địa bàn thành phố Hoà Bình nhiều nhà hàng, khách sạn đầu tư mở thêm hội trường, phòng ăn, phòng trà… phục vụ nhu cầu ngày càng tăng.
Nhiều khách sạn, nhà hàng ở vị trí thuận lợi lịch đăng ký tổ chức tiệc cưới, tiệc hội nghị gần như được phủ kín, có nhà hàng phải đăng ký trước cả tháng, thậm chí mùa cao điểm phải đăng ký trước ba tháng. Nhiều gia đình chọn được ngày tháng tốt nhưng không đăng ký được nơi tổ chức cưới cho con. Chi phí cho mỗi đám cưới phụ thuộc vào điều kiện, quy mô, hình thức phục vụ. Hiện nay mỗi suất đám cưới tại các khách sạn, nhà hàng tại Hoà Bình từ 120 đến 150 ngàn đồng, có khách sạn đến trên 150 ngàn đồng.. Tổng thanh toán cho một đám cưới phụ thuộc vào lượng khách mời, nhưng mức thấp nhất cũng từ bốn đến năm chục triệu đồng trở lên, đó là chưa kể đến các dịch vụ đi kèm như trang trí, tổ chức, nhạc công, ca sỹ, dẫn chương trình….
Điều muốn nói là việc tổ chức tiệc cưới, tại các nhà hàng, khách sạn từ xưa đến nay trên thực tế vẫn có hợp đồng (bằng miệng, bặng giấy, bằng phiếu đặt hàng…) nhưng kết thúc chưa có gia đình nào yêu cầu xuất hoá đơn. Vấn đề này một mặt do thói quen, mặt khác do không có nhu cầu sử dụng hoá đơn. Theo quy định các trường hợp khách hàng không yêu cầu xuất hoá đơn thì doanh nghiệp vãn phải ghi hoá đơn lưu tại cuống để làm cơ sơ kê khai thuế đầu ra. Lợi dụng vấn đề này, hầu hết các doanh nghiệp coi đây là hoạt động kinh doanh “ngoài luồng” không xuất hoá đơn và không kê khai thuế.
Trách nhiệm và giải pháp:
Muốn thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế đạt hiệu quả cao và mô hình quản lý thuế theo chức năng của cơ quan quản lý thuế có tác dụng vấn đề đầu tiên cơ quan thuế các cấp phải tăng cường công tác quản lý, yêu cầu NNT khi mua bán hàng hoá, dịch vụ phải có hoá đơn theo đúng quy định. Bởi vì hoá đơn là chứng từ ban đầu phản ánh tính chính xác của việc kê khai thuế và hạch toán kinh doanh trung thực. Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là một bước đánh dấu cải cách toàn diện và sâu rộng về hoá đơn, thực hiện trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc khởi tạo, quản lý và sử dụng hoá đơn. Trong đó có các quy định về xử phạt rất nghiêm minh, theo đó việc bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cố tình không xuất hoá đơn cũng là một hành vi vi phạm về quy định sử dụng háo đơn. Trách nhiệm trước hết thuộc về doanh nghiệp.
Về phía người tiêu dùng, người sử dụng các dịch vụ dù không có nhu cầu lấy hoá đơn nhưng phải ý thức được rằng “mình không yêu cầu lấy hoá đơn là đồng nghĩa với việc tiếp tay cho người bán hàng trốn thuế”. Do vậy, khi mua bán hàng hoá, dịch vụ nên tập thói quen lấy hoá đơn để tránh tiếp tay cho người bán trốn thuế, vừa giúp cho cơ quan thuế quản lý tốt nguồn thu, đem lại công bằng cho xã hội.
Về phía Cơ quan thuế, trong thời gian tới, ngoài việc tăng cường kiểm tra tại địa bàn các hồ sơ khai thuế để phát hiện bán hàng không xuất hoá đơn. Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT và theo dõi hàng ngày đối với hoạt động dịch vụ này số lượng đám cưới, hội nghị… sau đó tổ chức kiểm tra theo chuyên đề để xử lý các hành vi cố tình không kê khai thuế do không xuất hoá đơn, đảm bảo công bằng cho NNT và cho xã hôi./.