DetailController

Tin từ các đơn vị

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số

08/12/2022 00:00
Thời gian qua, tỉnh đã tập trung chỉ đạo, tăng cường việc chuyển đổi số trên địa bàn và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 07 doanh nghiệp (Viettel, Viễn thông Hòa Bình, Mobifone, VietNamobile, FPT, Truyền hình cáp Hòa Bình, SCTV) đầu tư, xây dựng hạ tầng, cung cấp các dịch vụ viễn thông, internet, trong đó 02 doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng cung cấp dịch vụ điện thoại cố định hữu tuyến, vô tuyến là Viễn thông Hòa Bình và Viettel Hòa Bình gồm 01 HOST lắp đặt tại thành phố Hòa Bình với 25 tổng đài chuyển mạch cố định; 05 doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định với tổng số trên 510 trạm truy nhập Internet băng thông rộng cố định, trong đó chủ yếu là hạ tầng của Viễn thông Hòa Bình và Viettel Hòa Bình. Hạ tầng truyền dẫn băng thông rộng cáp quang đã được triển khai rộng khắp đến 100% trung tâm các xã, phường, thị trấn. Mạng lưới được tổ chức thành các mạch vòng Ring để vu hồi, dự phòng cho toàn mạng lưới, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống. Mạng băng thông rộng 3G phủ sóng đến 91% thôn, bản, cụm dân cư; mạng băng thông rộng 4G phủ sóng đến 81% thôn, bản, cụm dân cư. Số xã có cáp quang đến trung tâm là 151 xã, đạt tỷ lệ 100% với trên 8.231 km cáp quang.

Tiếp tục duy trì, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hoà Bình, phiên bản 2.0 phù hợp Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0 nhằm bổ sung, cập nhật mô hình kiến trúc phù hợp với sự phát triển của xu hướng4 phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; cập nhật các xu thế công nghệ như Cloud Computing, AI, Big Data và hạ tầng mạng Truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước. Tỉnh Hoà Bình đã triển khai thí điểm Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân dân tỉnh (IOC): Trung tâm IOC cập nhật số liệu theo thời gian thực từ các nền tảng số qua đó phân tích số liệu, theo dõi, so sánh số liệu của các huyện, thành phố, các sở, ngành để kịp thời chỉ đạo điều hành. Công tác bảo đảm an toàn thông tin được triển khai bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp (lực lượng tại chỗ, giám sát chuyên nghiệp, độc lập kiểm tra, kết nối với hệ thống giám sát quốc gia). Thông qua hệ thống phòng chống mã độc tập trung toàn tỉnh (hệ thống SOC), toàn bộ máy chủ và máy trạm được cài đặt nền tảng phòng chống mã độc tập trung toàn tỉnh được kiểm soát và thông báo hàng tuần để các cơ quan, đơn vị có phương án xử lý khắc phục kịp thời.

Hệ thống quản lý văn bản và điều hành triển khai tới 100% cơ quan hành chính nhà nước ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh hiện có 162 điểm cầu được duy trì hoạt động ổn định. Ứng dụng chứng thư số, chữ ký số được triển khai đến 100% cơ quan nhà nước của tỉnh, từ cấp tỉnh đến cấp xã. Đến thời điểm hiện tại đã cấp được 6.169 chứng thư số, chữ ký số cho tổ chức và cá nhân, trong đó 1.067 chứng thư số cho tổ chức; 5.099 chữ ký số cho cá nhân. Các cơ quan, đơn vị đã ứng dụng hiệu quả chữ ký số được cấp, đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp thiết của cơ quan trong việc bảo đảm xác thực và bảo mật thông tin, 100% văn bản điện tử gửi đi được thực hiện ký số, phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, tiết kiệm chi phí, tạo được môi trường làm việc hiện đại. Hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh được duy trì hoạt động ổn định, 100% cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã đều được cấp hộp thư điện tử công vụ phục vụ trao đổi công việc mở rộng đến các đơn vị sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, số tài khoản thư điện tử đã cấp cho các cơ quan đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh trên 13.000 tài khoản. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng thư điện tử trong trao đổi công việc đạt trên 50%./.