DetailController

Tin từ các đơn vị

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

09/12/2022 00:00
Năm 2022, chính quyền các cấp đã triển khai kịp thời, đầy đủ các quy định hướng dẫn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và chủ động trong xây dựng ban hành các cơ chế chính sách để triển khai thực hiện các Chương trình. Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo hiệu quả, thực chất, không chạy theo thành tích; tập trung vào nâng cao vai trò chủ thể của người dân và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân khu vực nông thôn.
Kiểm tra mô hình trồng sắn giảm nghèo tại huyện Đà Bắc

Đối với Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Đến nay, việc đánh giá chỉ tiêu giảm nghèo năm 2022 đang triển khai, ước sơ bộ toàn tỉnh sẽ đạt 3,17%/, trong đó vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt khoảng 4,5% đảm bảo theo mục tiêu đề ra.

Đối với Chương trình xây dựng nông thôn mới: Kế hoạch năm 2022 phải công nhận ít nhất 6 xã nông thôn mới, tuy nhiên các huyện/thành phố đã đăng ký toàn tỉnh có 08 xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022 (kế hoạch phấn đấu đạt và vượt kế hoạch đề ra), dự kiến hết năm 2022 sẽ hoàn thành đạt và vượt kế hoạch giao về số xã đạt chuẩn nông thôn mới và bình quân tiêu chí các xã trên địa bàn tỉnh.

Đối với chỉ tiêu giao về số sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh, hiện đã có có 32 sản phẩm của 31 chủ thể (01 doanh nghiệp, 20 HTX, 04 tổ hợp tác và 06 hộ kinh doanh) đăng ký tham gia chu trình OCOP thường niên để đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2022. Dự kiến sẽ hoàn thành đạt và vượt kế hoạch giao. Có 65/129 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 4 xã đặc biệt khó khăn khu vực III thuộc Chương trình dân tộc thiểu số và Miền núi. Có 20 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Số xã đạt từ 15-18 tiêu chí là 9 xã; số xã đạt từ 10-14 tiêu chí là 55 xã, trong đó có 55 xã đặc biệt khó khăn khu vực III đặc biệt khó khăn khu vực III thuộc Chương trình dân tộc thiểu số và Miền núi. Không có xã đạt dưới 10 tiêu chí trên địa bàn toàn tỉnh.

Đối với Chương trình giảm nghèo bền vững: Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; thành lập đoàn công tác kiểm tra, giám sát; phối hợp các huyện tập huấn cho cấp xã trên địa bàn theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP về quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025. Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 làm cơ sở giữ liệu để thực hiện và đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn giai đoạn 2021-2025: Số hộ nghèo là 34.029 hộ/219.696 hộ trên địa bàn, chiếm 15,49% tổng số hộ trên địa bàn; Số hộ cận nghèo là 23.388/219.696 hộ trên địa bàn, chiếm tỷ lệ 10,65% so với tổng số hộ trên địa bàn.

Năm 2022 theo kết quả sơ bộ: Số hộ nghèo còn lại 27.156 hộ/220.464 hộ trên địa bàn, chiếm 12,32 %; tỷ lệ nghèo giảm 3,17%/2,5%= 126,89 % KH tỉnh giao, tương ứng giảm 6.873 hộ nghèo; Hộ cận nghèo còn lại 22.010 hộ/220.464 hộ chiếm tỷ lệ 9,98% so với tổng số hộ trên địa bàn, giảm 0,67% tương đương 1.378 hộ so năm 2021. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện nghèo Đà Bắc giảm 6,62/6,36 =104,1% Kế hoạch của tỉnh giao, tương đương giảm 941 hộ nghèo.

Khó khăn hiện nay, việc triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị còn chậm, gặp khó khăn do trên địa bàn một số xã chưa có các doanh nghiệp, HTX để thực hiện liên kết hoặc có thì trình độ, năng lực thực hiện dự án của một số đơn vị này còn hạn chế. Khó khăn trong hướng dẫn thực hiện cụ thể chương trình….

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp xã cần tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong công tác điều hành triển khai thực hiện, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ các Chương trình giai đoạn 2021-2025 đã đề ra; Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức sâu sắc về vai trò chủ thể việc thực hiện các chương trình, trở thành ý thức tự giác, chủ động, hăng hái của mỗi người dân. Tập trung đẩy mạnh tiến độ giải ngân các nguồn vốn các Chương trình; xử lý nghiêm  theo quy định pháp luật các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các Chương trình. Hằng năm, cấp ủy các cấp xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ được phân công phụ trách nội dung, tiêu chí của các chương trình thường xuyên kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các nội dung phụ trách; xây dựng kế hoạch, chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm và đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc tại cơ sở./.