Các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã quan tâm đầu tư và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, hiện đại hóa nền hành chính, tạo điều kiện quan trọng để nâng cao chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh. Hạ tầng kỹ thuật của các đơn vị đã được đầu tư và phát triển theo đúng định hướng và quy hoạch; chú trọng tăng cường số lượng và chất lượng nguồn lực công nghệ thông tin để triên khai các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, chuyên môn nghiệp vụ trong cơ quan nhà nước và quản lý hoạt động sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp. Phần mềm một cửa điện tử đã được triển khai tại Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh và kết nối đến 100% sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. Đảm bảo phục vụ cho việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của tổ chức, công dân góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Việc luân chuyển hồ sơ thủ tục hành chính giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính đã được thực hiện trên hệ thống.
Cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình thường xuyên được đổi mới về nội dung, cấu trúc, giao diện và liên kết với nhiều trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tìm hiểu về chủ trương, cơ chế, chính sách, thu hút đầu tư của tỉnh. Cổng thông tin đã cung cấp 2.020 dịch vụ công mức 1, mức 2 phục vụ cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp; các dịch vụ công trực tuyến mức 3,4 cấp tỉnh đang từng bước triển khai thực hiện. Các trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục được nâng cấp và hoàn chỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có 32 trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố được xây dựng và tích hợp vào cổng Thông tin điện tử của tỉnh. Các trang thông tin điện tử đã phát huy được vai trò quảng bá, giới thiệu, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp đối với lĩnh vực cơ quan, đơn vị quản lý.
Hiện nay, tỉnh Hòa Bình có tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 là 322 dịch vụ công. Trong đó: Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là 317 dịch vụ, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là 04 dịch vụ. Tổng số hồ sơ đã được tiếp nhận, giải quyết trực tuyến qua các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 từ đầu năm đến nay 12 hồ sơ. Tổng số hồ sơ của các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 vẫn được người dân, doanh nghiệp gửi xử lý hồ sơ trực tiếp 305 hồ sơ. Tổng số hồ sơ đã được tiếp nhận, giải quyết trực tuyến qua các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 từ đầu năm đến nay 17 hồ sơ. Trong năm 2018 đã có tổng số hồ sơ giao dịch là 40.988 hồ sơ, tiếp nhận 30.163 hồ sơ, giải quyết 29.345 hồ sơ, đạt 98%. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) đối với các sở, ban, ngành12.446 hồ sơ TTHC, đã giải quyết xong 12.338 hồ sơ TTHC; số hồ sơ giải quyết sớm hạn là 8.332 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 67,53%; hồ sơ giải quyết đúng hạn là 3899 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 31,60%.
Phần mềm Văn phòng điện tử đã được triển khai tới 100% các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, tạo ra một bước tiến lớn trong công tác quản lý, điều hành và xử lý công việc góp phần nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, tăng cường trao đổi văn bản điện tử, giảm chi phí giấy tờ, tài liệu...100% các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã sử dụng chữ ký số và công bố phương thức trao đổi văn bản điện tử có sử dụng chữ ký số trên môi trường mạng. 80% thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo sở, ngành, các huyện được đưa lên cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của các đơn vị. 95% văn bản nội bộ của các cơ quan, đơn vị được trao đổi dưới dạng điện tử, không sử dụng văn bản giấy. 90 % các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa cơ quan nhà nước được trao đổi dưới dạng điện tử song song với văn bản giấy. 30% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa cơ quan nhà nước được được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử, không sử dụng văn bản giấy. Hệ thống Hội nghị truyền hình phục vụ họp trực tuyến giữa ủy ban nhân dân tỉnh với ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục hoạt động hiệu quả, thông suốt. Năm 2018, đã tổ chức gần 20 cuộc họp trực tuyến giữa ủy ban nhân dân tính với Trung ương và ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
Các phần mềm quản lý chuyên ngành tiếp tục được cơ quan, các đơn vi quan tâm, triển khai sử dụng đem lại hiệu quả cao như: Phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức của Sở Nội vụ; Phần mềm về tiếp công dân và xử lý đơn thư của Thanh tra tỉnh; Hệ thống quản lý công chức PMIS; Hệ thống thông tin phồ cập giáo dục; Hệ thống quản lý thi của Sở Giáo dục và Đào tạo; Phần mềm chứng chỉ hành nghề xây dựng; Phần mềm tính toán kết cấu; Phần mềm tính dự toán; Phần mềm cấp chứng chỉ môi giới và định giá bất động sản của Sở Xây dựng; Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (Tabmis), Hệ thống quản lý ngân sách của Sở Tài chính; Hệ thống Mapiníòr, theo dõi diễn biến rừng tài nguyên, dự báo cháy rừng của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch của Sở Tư pháp, hệ thống cấp, đổi giấy phép lái xe của Sở Giao thông...ứng dụng công nghệ thông tin trong các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Hầu hết các đơn vị đã được xây dựng trang thông tin điện tử, trang bị máy tính cho cán bộ, nhân viên; tỷ lệ sử dụng hộp thư điện tử đạt cao, có ứng dụng những phần mềm nghiệp vụ phục vụ hoạt động chuyên môn theo chức năng của các tổ chức. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện, từ công tác tuyên truyền kiến thức về thương mại điện tử tới tổ chức các lóp tập huấn đào tạo, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tĩnh tiếp cận với thương mại điện từ. Đặc biệt là việc phát triển, ứng dụng thương mại điện tử cho các cá nhân, doanh nghiệp, tham gia các sàn giao dịch điện từ, cổng thương mại điện tử... đem lại hiệu quả thiết thực.
Hiện nay, 100% các Sở, Ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã có máy chủ, mạng nội bộ (LAN) và kết nối Internet băng thông rộng (ADSL,FTTH). Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã được triển khai tại 63 điểm; trong đó, có 33 điểm là các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh với quy mô 13 máy chủ và các thiết bị khác, bước đầu đáp ứng được yêu cầu trong việc quản trị hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh và triên khai các phân mêra dùng chung, các dịch công trực tuyến góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành của các cơ quan nhà nước. Hệ thống bảo mật, an ninh thông tin đã được đầu tư mới với các trang thiết bị tường lửa (FireWall); hệ thống chống thư rác (Spam) và các phần mềm phòng, chống virus. Đến nay, 100% các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và huyện đã có Ban biên cập Trang thông tin điện tử. 11/11 ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin cấp huyện. 100% các phòng ban chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và 80% các xã trên địa bàn tỉnh được triển khai phần mềm văn phòng điện tử phục vụ công việc; 100% cán bộ, công chức, từ cấp xã trở lên sử dụng thử điện tử công vụ để trao đổi công việc; 100% các Sở, Ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố sử dụng chữ ký số để trao đổi văn bản điện tử và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong giao dịch điện tử. 100% văn bản trình ủy ban nhân dân tỉnh và 80% văn bản trao đổi giữa các Sở, Ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trừ văn bản mật dưới dạng điện tử. Cung cấp 100% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 trên cổng/trang thông tin điện tử, từng bước cung cấp các dịch vụ công mức độ 3 và 4; 100% các Sở, Ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ứng dụng phần mềm một cửa điện tử để cung cấp dịch vụ hành chính công mức độ cao cho người dân và doanh nghiệp.